Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Theo ghi nhận, trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng người mắc lên tới hơn 2000 người. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm là thường trực và cần nhiều biện pháp ứng phó.
Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng Hà Nội xử lý 239 vụ vi phạm an toàn thực phẩm Quy trình "truy tìm" thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm theo luật
Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm

Bình luận về con số vụ ngộ độc thực phẩm trong 5 tháng đầu năm, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết: "Nguyên nhân của các vụ ngộ độc tập thể xảy ra hàng loạt thời gian qua là do điều kiện thời tiết nắng nóng thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột. 4 vụ ngộ độc lớn đều do vi khuẩn Salmonella có trong thực phẩm gây ra".

Bên cạnh đó, ông Long cho rằng việc một số địa phương thiếu nhân lực, vật lực trong thực hiện công tác ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng ảnh hưởng đến số vụ ngộ độc thực phẩm. Một số cơ quan, cơ sở còn buông lỏng quản lý, đặc biệt là đối với hoạt động giám sát nguyên liệu đầu vào. Thậm chí, một số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP về kinh doanh các sản phẩm nông sản do ngành Nông nghiệp cấp, nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm soát ATTP để cung cấp cho các đơn vị, người dân.

Theo Phó cục trưởng Cục ATTP, còn có nguyên nhân do nhận thức và ý thức của một số người dân về bảo đảm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm chưa tốt. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp định mức khẩu phần ăn cho người lao động thấp, sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không bảo đảm an toàn, tăng cao nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Thực thi pháp luật kém hiệu quả

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, về cơ bản, thể chế và các quy định của pháp luật về công tác quản lý an toàn thực phẩm khá đầy đủ nhưng việc thực hiện chưa tốt. Việc phối hợp liên ngành trong công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm ở một số địa phương cũng chưa được thực hiện tốt.

Qua kiểm tra sau khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cho thấy, dù có quy định về việc lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực 3 bước và kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm nhưng nhiều nơi không thực hiện. Thậm chí, có nơi không có giấy đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP nhưng cơ quan chức năng địa phương không kiểm tra, giám sát và yêu cầu dừng sản xuất kinh doanh…

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đánh giá, có cơ sở dù được ngành Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm về kinh doanh các sản phẩm nông sản nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi về đóng nhãn mác của cơ sở mình. Hay có cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm ký hợp đồng giết mổ với lò mổ có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, nhưng thực tế không thực hiện hoặc chỉ thực hiện giết mổ một phần nhỏ trong tổng số lượng thịt cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất...

Không kiểm soát được chất lượng thực phẩm, không truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kinh doanh chưa được cấp phép... là lỗ hổng lớn dẫn đến người kinh doanh vì lợi nhuận bỏ qua công tác đảm bảo ATTP, đưa thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vào bữa ăn, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Cần tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm

Theo kết quả điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, nguyên nhân ngộ độc, phần lớn liên quan đến các loại nguyên liệu thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, thủy sản, rau, củ, quả từ các cơ sở sản xuất trong nước và nhập khẩu. Các nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Để tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã có đề nghị số 2654/CV-BCDTWATTP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm, với nội dung chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm soát các nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Đồng thời chủ động và phối hợp với các cơ quan thuộc ngành Y tế truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm khi có các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Cùng đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật trong nước và nhập khẩu, xử lý nghiêm nếu có vi phạm quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm.

“Không để xảy ra tình trạng cơ sở lợi dụng có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương cấp theo quy định nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người dân trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng cần được đẩy mạnh”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Không thể buông lỏng quản lý, kiểm tra

Nhận định về các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp trong thời gian qua như ở Đồng Nai, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc..., Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, dựa trên tình hình thực tế, có 2 loại hình nguy cơ xảy ra ngộ độc thời gian qua, đó là thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, trước tình hình cấp bách hiện nay, phải có những giải pháp quyết liệt để không xảy ra ngộ độc thực phẩm, hoặc nếu có xảy ra chỉ ở quy mô nhỏ, số lượng người mắc ít, số người diễn biến nặng và tử vong thấp nhất. Quan trọng lúc này cần tập trung các giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề mất ATTP, không được để “mất bò mới lo làm chuồng”, cứ xảy ra rồi mới bắt đầu tập trung điều trị, cứu chữa, tìm nguyên nhân… thì đó mới chỉ làm được phần ngọn.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, vấn đề bảo đảm ATTP liên quan đến nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và của toàn dân. Hiện nay, các quy định của pháp luật đã có đầy đủ, nên cần tập trung vào khâu tổ chức thực hiện và có những giải pháp tốt hơn.

Để giải quyết vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó tập trung từ quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị, con người, các quy định đối với nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sử dụng, xử lý nghiêm vi phạm… Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, không đánh đổi sức khỏe để lấy kinh tế.

Để công tác quản lý ATTP đạt hiệu quả, nhiều đại biểu cũng cho rằng, UBND các cấp quan tâm công tác quản lý ATTP trên địa bàn theo phân cấp, trong đó tăng cường bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí.

Hà Nội xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, dược và mỹ phẩm Hà Nội xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, dược và mỹ phẩm
Tăng cường kiểm soát truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm Tăng cường kiểm soát truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm
Điểm lại một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu 2024 đến nay Điểm lại một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu 2024 đến nay
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Nghiên cứu cho thấy, làm việc quá 52 giờ/tuần có thể gây thay đổi cấu trúc não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Uống cà phê mỗi sáng là thói quen phổ biến nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần thêm một nguyên liệu này bạn sẽ “nâng cấp” tách cà phê của mình.
TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM ghi nhận sự gia tăng trở lại số ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Sau ca phẫu thuật khẩn cấp vì đa chấn thương nội tạng do tai nạn giao thông, bé trai 4 tuổi ở Nam Định đã được xuất viện.
Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nhiều loại đồ uống phổ biến hiện nay đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, suy gan, thậm chí dẫn đến xơ gan.
Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chưa có bằng chứng khoa học xác nhận nhịn ăn có thể chữa ung thư. Ngược lại, việc này còn gây suy kiệt, giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.
Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến ung thư thực quản. Nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn phòng ngừa hậu quả nặng nề.
Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Cơ quan công an vừa công bố danh sách hàng loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất, nhiều sản phẩm vẫn đang trôi nổi trên thị trường.
Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu làm đẹp lành tính mà hiệu quả? Dầu óc chó chính là “vũ khí bí mật” giúp bạn chăm sóc làn da và mái tóc khỏe mạnh mỗi ngày.
Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Dữ liệu từ hơn 86.000 người cho thấy, flavonoid trong trà đen, quả mọng, táo và cam giúp giảm nguy cơ suy nhược và hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh.
Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường nhưng giàu dinh dưỡng không chỉ kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 13/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm quy định hiện hành.
Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong, nhưng số ca mắc có xu hướng tăng nhẹ. Bộ Y tế cảnh báo người dân không chủ quan.
Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của sữa chua không đường đối với người mắc hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ăn lúc nào cũng tốt.
Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Nước mía là món giải khát quen thuộc mùa hè, nhưng ít ai để ý vì sao người bán thường ép thêm một quả quất. Sự kết hợp này có tác dụng gì?
Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Những năm gần đây, Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã không ngừng đổi mới, đầu tư và phát triển nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân địa phương.
Bồ công anh – “loại cỏ dại” bất ngờ lọt top thực phẩm lành mạnh nhất thế giới

Bồ công anh – “loại cỏ dại” bất ngờ lọt top thực phẩm lành mạnh nhất thế giới

Tưởng chỉ là loài cây dại mọc hoang, bồ công anh bất ngờ lọt vào top loại rau củ tốt nhất thế giới về mật độ dinh dưỡng theo xếp hạng của CDC Mỹ
Xoài Úc – loại quả bị quay lưng dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xoài Úc – loại quả bị quay lưng dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xoài Úc ở Cam Lâm đang bị treo vườn vì giá rớt thê thảm, dù loại trái này giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mát gan, sạch ruột, nhẹ người với những món canh này

Mát gan, sạch ruột, nhẹ người với những món canh này

Dễ nấu, giàu dinh dưỡng và hỗ trợ làm mát gan, các món canh này là lựa chọn lý tưởng để thanh lọc cơ thể, tốt cho sức khỏe.
Bí quyết giữ sức khỏe khi làm việc dưới nắng

Bí quyết giữ sức khỏe khi làm việc dưới nắng

Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động ngoài trời. Mất nước, kiệt sức và say nắng có thể xảy ra nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Tin vui cho người thích ăn cay

Tin vui cho người thích ăn cay

Ớt là một loại gia vị quen thuộc, đặc biệt không thể thiếu đối với những người yêu thích ăn cay. Ngoài ra, ớt còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ve sầu – đặc sản lạ gây tranh cãi vì lý do ít ai ngờ

Ve sầu – đặc sản lạ gây tranh cãi vì lý do ít ai ngờ

Dù giàu dinh dưỡng và được xem là món lạ hấp dẫn, các đặc sản có nguồn gốc từ côn trùng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó có cả nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được chế biến đúng cách.
Bí quyết giữ trí óc minh mẫn từ thực vật

Bí quyết giữ trí óc minh mẫn từ thực vật

Không chỉ là “thuốc bổ” cho cơ thể, 1 số thực phẩm có nguồn gốc thực vật còn được các chuyên gia thần kinh đánh giá là thực phẩm tốt cho não bộ.
Bé trai 4 tuổi trong vụ "nộp tiền mới cấp cứu" đã tỉnh táo, sắp xuất viện

Bé trai 4 tuổi trong vụ "nộp tiền mới cấp cứu" đã tỉnh táo, sắp xuất viện

Bé trai trong vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” tại Nam Định được bảo hiểm y tế chi trả 100% viện phí tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Xoài – “Trợ thủ” tự nhiên cho hệ tiêu hóa

Xoài – “Trợ thủ” tự nhiên cho hệ tiêu hóa

Không chỉ là loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, xoài còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa.
Phơi nắng bổ sung vitamin D: Lợi ích có thật, nhưng phải đúng cách

Phơi nắng bổ sung vitamin D: Lợi ích có thật, nhưng phải đúng cách

Ánh nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho xương và miễn dịch, nhưng nếu phơi nắng sai cách có thể gây hại da và tăng nguy cơ ung thư.
Bộ Y tế kêu gọi hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tăng vận động vì tương lai thế hệ trẻ

Bộ Y tế kêu gọi hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tăng vận động vì tương lai thế hệ trẻ

Trước thực trạng gia tăng béo phì ở đô thị, Bộ Y tế kêu gọi người dân xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tăng cường vận động để bảo vệ và nâng cao chất lượng sức khỏe dân số.
Ăn giá đỗ đúng cách, hấp thu canxi còn hiệu quả hơn cả cá

Ăn giá đỗ đúng cách, hấp thu canxi còn hiệu quả hơn cả cá

Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc, rẻ tiền nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu ăn đúng cách, giá đỗ có thể trở thành nguồn bổ sung canxi hiệu quả, thậm chí hấp thu tốt hơn một số loại cá giàu canxi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động