Sầu riêng Việt Nam Ià mặt hàng vào EU sẽ chịu giám sát ở cửa khẩu. |
Cho phép mức dư lượng Oxamyl ở mức 0,001 mg/kg
Ngày 22 tháng 1 năm 2024, Ủy ban Châu Âu ban EU ban hành Quy định mới số (EU) 2024/331 sửa đổi Phụ lục II và V Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện và của Hội đồng Châu Âu liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất Oxamyl áp dụng đối với một số nông sản.
Theo quy định trước đây EU cho phép ngưỡng MRL Oaxmyl trên các loại nông sản là 0,01 đến 0,05 mg/kg đối với hầu hết các loại nông sản có nguồn gốc động và thực vật.
Tại quy định mới (EU) 2024/331, EU sẽ áp dụng mức MRL cho phép mức dư lượng Oxamyl trên các loại nông sản ở mức rất thấp là 0,001 mg/kg. EU cũng cho phép áp dụng đối với một nông sản cho mức MRL cao hơn như: quả bơ áp dụng ở mức 0,005 mg/kg, cà chua 0,002 mg/kg; các loại ngũ cốc trong đó có gạo; các sản phẩm động vật MRL là 0,005 mg/kg. Duy nhất EU cho phép áp dụng MRL hoạt chất Oxamyl đối với hạt ca cao ở mức mới là 0,01 mg/kg.
Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 11/5/2024
Số liệu của Bộ NN&PTNT, trong tháng 1, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang EU đạt 532 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần lưu ý gì?
Doanh nghiệp xuất khẩu cần thường xuyên theo dõi những quy định mới của EU về MRL. |
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, quy định mới này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam nên doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam vào thị trường EU cần thường xuyên theo dõi những quy định mới của EU về MRL, kịp thời kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hàng hóa xuất khẩu phù hợp quy định.
Trước đó, ngày 17/1, EU đã đăng công báo Quy định thực hiện Quy chế (EU) 2024/286 ký ngày 16/1/2024, sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường biện pháp kiểm soát chính thức và biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu vào Liên minh một số hàng hóa từ một số nước thứ ba thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu.
Tại quy định này, các mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ chịu giám sát cửa khẩu là ớt chuông, mỳ ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%. Như vậy, đây là lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu với tần suất 10%.
Nhằm giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường EU, ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, cho rằng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã bước vào năm thực hiện thứ 4, biểu B3 đã về 0%, biểu B5 đã thực hiện được một nửa, cơ hội thị trường của hàng Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, rất nhiều nước khác đang ao ước có một hiệp định như EVFTA để tiếp cận thị trường EU. Do đó, EVFTA sẽ tiếp tục là một trong những chìa khóa cho xuất khẩu Việt Nam vào EU.
Cũng theo ông Trần Ngọc Quân, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý tới chất lượng sản phẩm, nhất là hàng nông, thủy hải sản cũng như thực hiện tốt việc thực thi khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) để đoàn thanh tra của EU vào kiểm tra trong tháng Sáu năm nay.
Việt Nam không phải trường hợp cá biệt có hàng hoá bị siết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm của EU. Khoảng 100 mặt hàng được EU đưa vào diện cần kiểm tra ngay tại biên giới đến từ 27 nước.
Chậm nâng cao chất lượng sản phẩm khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh |
Giá nông sản hôm nay 15/01: Cà phê đồng loạt giảm, hồ tiêu tiếp tục giảm |
Loại củ xưa ăn chống đói, nay xuất khẩu thu về 1,3 tỷ USD |