Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA

Sau 2 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã thể hiện rõ những hiệu quả tích cực tới tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước EU. Mặc dù gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, song hàng hóa xuất khẩu sang EU mang thương hiệu Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Thương hiệu giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị

Tại Tọa đàm “xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA”, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chia sẻ, EU là thị trường xúc tiến xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam nếu có thương hiệu tại thị trường EU thì không chỉ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững tại thị trường EU mà còn có các điều kiện và cơ hội để lan tỏa thương hiệu cũng như lan tỏa sản phẩm của doanh nghiệp ở các thị trường khác trên thế giới.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã ưu tiên rất nhiều các hoạt động trọng tâm với thị trường EU để giúp cho doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA
Các đại biểu tham gia Tọa đàm “Xuất khẩu hàng hóa với thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA”.

Đơn cử, một số những hoạt động mà Cục Xúc tiến thương mại đã tập trung làm rất tích cực trong thời gian vừa qua là tổ chức hàng loạt các phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường EU để giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được nhu cầu, xu hướng thị trường, các quy định, chính sách cập nhật của thị trường EU để có thể điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Đồng thời, có những chiến lược, kế hoạch phát triển thương hiệu sản phẩm phù hợp với thị trường EU.

“Cục còn hỗ trợ nâng tầm nhận thức cho doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu tại thị trường EU thông qua hàng loạt các chương trình, hội nghị, hội thảo, đào tạo và tập huấn. Bên cạnh đó, phối hợp rất chặt chẽ với hệ thống thương vụ Việt Nam tại khu vực EU để xây dựng và phát triển các showroom trưng bày hàng hóa cho doanh nghiệp tại trụ sở của các thương vụ Việt Nam tại EU. Doanh nghiệp có thể gửi những sản phẩm mẫu chất lượng và phù hợp với thị trường EU tới các thương vụ Việt Nam tại EU để các thương vụ hỗ trợ, giới thiệu, quảng bá tới các đối tác tại EU”, bà Nguyễn Thị Thu Thủy thông tin.

Ngoài các hoạt động giao thương trực tuyến, Cục Xúc tiến thương mại cũng phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên cả nước thực hiện những kế hoạch, những chương trình, chiến lược giúp cho việc tuyên truyền quảng bá về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho địa phương, các doanh nghiệp ở thị trường EU.

Song song với đó, rất nhiều các hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp cũng được Cục Xúc tiến thương mại để thực hiện thông qua việc ứng dụng các nền tảng mạng xã hội hoặc sử dụng những kênh truyền thông tại thị trường EU để giúp cho không chỉ là thương hiệu của doanh nghiệp mà cả thương hiệu quốc gia của chúng ta sẽ lan tỏa rộng hơn ở thị trường EU rất giàu tiềm năng và triển vọng này.

“Thông qua các hoạt động trên đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và xây dựng được hình ảnh thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp hơn, tạo được lòng tin cao hơn đối với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng EU. Từ đó tạo một đòn bẩy giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh lâu bền ở thị trường EU”- bà Nguyễn Thị Thu Thủy chia sẻ.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) chia sẻ, Hapro có thị trường trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và mỗi năm xuất khẩu trên 100 triệu USD.

Thị trường của Hapro rộng khắp nhưng thực tế vẫn có những thị trường chính, thị trường chiến lược, chủ lực và những thị trường ngách. Trong đó, EU là một trong những thị trường chiến lược của Hapro khi chiếm tới trên 30% thị phần.

Hapro tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước,
Hapro tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

Đánh giá về hiệu quả của EVFTA đối với hoạt động của doanh nghiệp, ông Lê Anh Tuấn nói, sau khi EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm của Hapro xuất khẩu nhận được lợi thế lớn là ưu đãi hơn về thuế. Đấy là vấn đề thứ nhất.

Vấn đề thứ hai là tiếng vang của Hiệp định EVFTA làm cho khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của Việt Nam hơn, nhất là những sản phẩm cùng cạnh tranh về giá và chất lượng lâu nay với một số các nước nhiệt đới như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Nhất là sau khi Hapro lọt vào Top các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản lớn với các mặt hàng như gạo, hạt tiêu, hạt điều…

Gần đây nhất, Hapro đã được Bộ Công Thương công nhận lần thứ bảy đạt Thương hiệu quốc gia, trong đó có sản phẩm gạo. Đối với thành tích xuất khẩu, khách hàng đã và đang càng quan tâm đến uy tín của Hapro nhiều hơn. Đây là những kết quả tích cực sau khi EVFTA có hiệu lực.

Đồng quan điểm, ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp cũng khẳng định, EVFTA đã tạo ra tiếng vang, làm cho nhà nhập khẩu, các đối tác quốc tế quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam. Đơn cử như thị trường Pháp, tính đến 8 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 4,29 tỷ euro, tăng 16% so với 2021 và tăng 20% so với 2020. Dự kiến trong năm 2022 này Việt Nam sẽ lần đầu tiên đạt mốc xuất khẩu sang Pháp trên 6 tỷ euro. EVFTA là 1 trong yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả này.

Đối với thị trường Pháp, dự kiến trong năm 2022, Việt Nam sẽ lần đầu tiên đạt mốc xuất khẩu sang Pháp trên 6 tỷ Euro, trong đó EVFTA là một yếu tố rất quan trọng.

“Hiện Việt Nam là nhà cung cấp thứ 24 cho Pháp. Nếu theo đúng kịch bản hiện nay thì cho tới cuối năm 2022 Việt Nam sẽ trở thành top 20 nhà cung cấp hàng hóa cho Pháp. Tuy thị phần chỉ có 1%, nhưng thị phần này ta cũng không quá đặt nặng, bởi vì chỉ có 10 nhà cung cấp có thị phần trên 1% mà thôi và trong đó chỉ có duy nhất Đức và Trung Quốc có thị phần hai chữ số, lần lượt là 13% và 10%, còn lại tất cả đều chỉ có 5%, 7%, 2% và 1% như Việt Nam mà thôi”, ông Vũ Anh Sơn thông tin.

Về diện mặt hàng, Việt Nam có hai nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Pháp có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ Euro, đó là nhóm hàng giày dép và thiết bị viễn thông, nôm na là điện thoại, sau đó đến dệt may, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, đồ nội thất, thủy sản và các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA
Lộc Trời là một trong những doanh nghiệp xây dựng thành công thương hiệu tại Pháp
Chia sẻ thêm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho hay, hiện nay Lộc Trời là một trong những thương hiệu gạo đã tiếp cận hệ thống đại siêu thị tại châu Âu và tại Pháp thành công. Còn lại tôi chưa thấy có doanh nghiệp nào chủ động thành công để đưa vào hệ thống đại siêu thị là phân khúc cuối cùng của hệ thống phân phối bán lẻ tại Châu Âu.

“Tuy nhiên ta cũng phải xác định một điều rằng xây dựng thương hiệu Việt Nam và tiếp cận vào cái hệ thống đại siêu thị không phải là câu chuyện cho tất cả các doanh nghiệp, mà chỉ dành cho một số nhỏ những doanh nghiệp có đầy đủ năng lực, có hiểu biết về thị trường và có một chiến lược phát triển bài bản”, ông Vũ Anh Sơn nói

Cần có bước đi bài bản, chiến lược “khôn ngoan”

Mặc dù, hàng hóa Việt Nam đã gia tăng sự hiện diện tại thị trường EU, song số lượng thương hiệu Việt Nam tại thị trường này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU mới chỉ chiếm 2% thị phần.

“Còn một dư địa rất lớn để cho các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta khai thác, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu vào EU. Khi đạt được số lượng nhiều hơn nữa sản phẩm và cũng đạt được nhiều hơn nữa về giá trị kim ngạch, đồng nghĩa với việc hỗ trợ thêm nhiều hơn nữa các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam vào thị trường EU”, bà Nguyễn Thị Thu Thủy nhận định.

Để tận dụng được hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu tại thị trường EU, theo bà Thủy, doanh nghiệp cần có những bước đi bài bản, chiến lược khôn ngoan thì mới có thể đưa được những thương hiệu riêng của doanh nghiệp vào thị trường.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA
Tọa đàm “Xuất khẩu hàng hóa với thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA”

“EU là một thị trường mà có những đòi hỏi quy định rất khắt khe, những tiêu chuẩn rất cao đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, dpanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ về thị trường của EU, xem thị trường đó có nhu cầu như thế nào, có những yêu cầu ra sao để sản xuất được những sản phẩm mà thị trường EU cần chứ không phải bán những cái sản phẩm mà chúng ta có”, bà Thủy khuyến nghị và cho biết thêm, các doanh nghiệp cần phải thay đổi những tư duy đối với việc kinh doanh với thị trường EU, đó là phải thấu hiểu văn hóa của thị trường EU, thấu hiểu các tập quán kinh doanh của khối thị trường này và cần phải thay đổi một tư duy bán hàng.

Ngoài ra, một điểm vô cùng quan trọng để quyết định doanh nghiệp có thể thành công trong việc phát triển thương hiệu tại thị trường EU, theo bà Thủy, đó là phải phát triển được sản phẩm phù hợp với văn hóa, xu hướng, nhu cầu sử dụng của thị trường EU. Sản phẩm ngoài việc hợp nhãn với người tiêu dùng EU nhưng cũng cần mang những bản sắc của Việt Nam để giúp cho việc định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tốt hơn ở thị trường EU.

Trong quá trình làm việc với các đối tác EU doanh nghiệp cũng cần lưu ý phải hết sức trung thực, đảm bảo ổn định về khả năng cung ứng hàng hóa và chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường EU. Cần phải đồng nhất về chất lượng giữa các lô hàng mới giữ được uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác nhập khẩu tại EU và khi mà làm được những việc đó thì doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu thực sự là chuyên nghiệp cho các sản phẩm để tiếp cận với cái thị trường EU, quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam tại thị trường EU để có thể phát triển được lâu dài với cái thị trường này.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến việc tìm kiếm những người uy tín ở thị trường EU để người ta giúp giới thiệu và lan tỏa những sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường EU, những người uy tín đó là ai, những người uy tín đó trước mắt doanh nghiệp có thể nhìn nhận ngay thấy là có một hệ thống các doanh nhân Việt kiều tại EU thì đây là một kênh rất tốt giúp cho hàng hóa của Việt Nam có thể đi nhanh được vào thị trường của EU.

“Việc các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu thâm nhập, tìm cách thâm nhập vào thị trường EU để làm việc được ngay với các nhà nhập khẩu bản địa tại EU không phải là đơn giản. Các doanh nghiệp Việt kiều đã rất hiểu những cái văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh tại thị trường EU thì đó là một kênh rất tốt để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào thị trường này”- bà Thủy lưu ý thêm.

Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh thương hiệu của mình, bà Thủy cho biết, trong thời gian tới, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tập trung vào những nhóm, mặt hàng được đánh giá là sẽ có năng lực để bứt phá ở thị trường châu Âu để ưu tiên đẩy mạnh trọng tâm hỗ trợ, giúp cho chúng ta xây dựng được những cánh chim đầu đàn trong việc phát triển thương hiệu tại EU, tạo những lực kéo để thúc đẩy các doanh nghiệp khác cũng phát triển theo.

Bên cạnh đó Cục Xúc tiến thương mại cũng sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu, đây là những nét mới để phù hợp với những xu thế hiện nay để thực hiện được các hoạt động này một cách là hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn về chi phí trong khi đó lại sẽ thu được những lợi ích cụ thể và thiết thực hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc phát triển tại thị trường EU.

Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang EU trong bối cảnh mới Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang EU trong bối cảnh mới
Xuất khẩu sang EU tiếp tục tăng cao nhờ tận dụng tốt EVFTA Xuất khẩu sang EU tiếp tục tăng cao nhờ tận dụng tốt EVFTA
Xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA Xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
EVFTA khẳng định vai trò “đòn bẩy” cho thương mại Việt Nam - EU EVFTA khẳng định vai trò “đòn bẩy” cho thương mại Việt Nam - EU
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Theo các chuyên gia, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể gặp thách thức từ chính sách phòng vệ thương mại, nhưng cũng có thêm cơ hội tăng trưởng trong những năm tới.
Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/11.
Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024. Theo đó, ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất để có thể tăng thị phần tại thị trường UAE.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động