Chưa hết Tết đơn hàng xuất khẩu sầu riêng đã dồn dập, những tỷ phú bàn lộ trình “thăng hạng” cây tỷ đô

Một năm thắng lợi đối với trái sầu riêng Việt Nam khi rộng đường xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngay trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp đã tới tấp nhận đơn hàng xuất khẩu sang thị trường tỷ dân này. Sức nóng của trái sầu riêng vẫn tiếp tục lan tỏa và kỳ vọng đây sẽ là “cây tỷ đô” trong năm 2023.
Sầu riêng bất ngờ tăng vọt vào dịp tết mỗi héc ta thu nhập gần 2 tỷ Trái sầu riêng dậy sóng và những chuyển động mới nhằm đón bắt cơ hội xuất khẩu Lần đầu tiên xuất hiện chuỗi liên kết tiêu thụ sầu riêng, cam kết bao tiêu 1.000ha Năm 2023 sầu riêng Việt Nam sẽ trở thành trái cây tỷ đô nếu làm được điều này
Một năm thắng lợi đối với trái sầu riêng Việt Nam khi rộng đường xuất khẩu sang Trung Quốc.
Một năm thắng lợi đối với trái sầu riêng Việt Nam khi rộng đường xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đơn hàng xuất khẩu sầu riêng dồn dập

Ngày 26-1, nguồn tin từ Công ty TNHH xuất nhập khẩu Vạn Xuân Phát cho biết mỗi tháng, công ty xuất 1.000 tấn sầu riêng Việt Nam theo đơn đặt hàng của đối tác.

Còn một công ty chuyên mua sầu riêng tại tỉnh Bình Phước cho hay lần đầu xuất 1 container sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc: "Nhưng mới đây, doanh nghiệp chúng tôi tiếp tục nhận được đơn hàng xuất khẩu 500.000 tấn sầu riêng Việt Nam. Dù vùng trồng chưa đáp ứng đủ lượng hàng, công ty sẽ thu gom vận động nhiều nơi khác đạt chất lượng, có hàng để giữ mối".

Từ tháng 9, 100 tấn sầu riêng Việt Nam xuất chính thức sang thị trường Trung Quốc. Với dấu mốc này, ông Huỳnh Văn Dũng - thương lái ở TP Hà Nội - cho hay Trung Quốc có kế hoạch thu mua 1 triệu trái sầu riêng Việt Nam, sầu riêng được ví là "trái cây chảnh" bởi được săn đón và tiêu thụ rất nhanh.

Trong dịp tết nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu sầu riêng do nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao.
Trong dịp tết nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu sầu riêng do nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc Công ty Vina T&, công ty chuyên xuất khẩu mặt hàng trái cây, là một trong 25 doanh nghiệp Việt Nam có mã số về sầu riêng, mã số vùng trồng xuất thị trường Trung Quốc - cho hay công ty và Tập đoàn Sunwah (Hong Kong - Trung Quốc) đã ký kết xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang thị trường này.

Ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thông tin dù chỉ mới xuất khẩu chính thức từ tháng 9-2022, giá trị sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2022 đạt khoảng 350 triệu USD. Vì thế, ông Nguyên dự đoán sầu riêng sẽ là loại quả "tỉ đô" vào năm 2023.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, năm nay nhà vườn trồng sầu riêng ăn Tết lớn khi giá loại quả này tăng cao. Cận Tết, giá sầu riêng tại vườn ĐBSCL ở mức 80.000 – 100.000 đồng/kg còn trong năm, giá chưa bao giờ bị xuống dưới 50.000 đồng/kg nên nhà vườn đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là các vùng trồng có mã số xuất khẩu sang Trung Quốc giá còn tốt hơn. Để mua được sầu riêng những vùng này, doanh nghiệp phải đặt cọc trước cũng như đáp ứng các điều kiện nông dân đưa ra. Họ đang ở thế "kèo trên" so với doanh nghiệp.

Tỷ phú sầu riêng bàn chuyện đón sóng xuất khẩu

Ông Lê Thanh Bình (ngụ xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), cho biết ông có 3 ha trồng sầu riêng Ri6, cho năng suất khoảng 15 tấn/ha. Với giá bán trung bình khoảng 70.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu lợi nhuận trên 1 tỉ đồng.

"Không riêng gì thị trường Trung Quốc mà bây giờ thị trường nào cũng yêu cầu sản xuất sạch, truy xuất nguồn gốc nên khoảng 2 năm nay tôi chuyển hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để bán cho công ty xuất khẩu. Ngoài ra, đến mùa khô hằng năm, tôi còn phải trữ nước ngọt để đề phòng hạn, mặn vì cây sầu riêng không chịu được mặn" – ông Bình nói.

Nông dân Nguyễn Minh Hiếu (Gia Bảo Ecofarm) cho biết trồng sầu riêng có thể lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/ha/năm.
Nông dân Nguyễn Minh Hiếu (Gia Bảo Ecofarm) cho biết trồng sầu riêng có thể lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/ha/năm.

Theo ông Lý Văn Tịnh, Giám đốc HTX Trường Trung A (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), đơn vị đang được ngành chức năng hướng dẫn làm hồ sơ để cấp mã số vùng trồng cho 28 ha trồng cây sầu riêng và đã có công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm để xuất sang Trung Quốc.

Việc làm mã số vùng trồng cũng hướng nông dân sản xuất theo hướng sạch, truy xuất nguồn gốc, làm nền tảng có chất lượng sản phẩm tốt để không chỉ xuất sang Trung Quốc mà còn nhiều thị trường khó tính khác.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, chủ sở hữu Gia Bảo Ecofarm, chuyên canh sầu riêng (thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước), Phó giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước, thông tin vừa trải qua đợt "sát hạch" của chuyên gia Trung Quốc để được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường này.

"Vùng trồng của chúng tôi đầu tư bài bản, nhất là khâu kiểm soát dịch bệnh để bảo đảm kiểm soát côn trùng gây hại và an toàn thực phẩm nên được họ khen và dặn dò "cần giữ phong độ" trong việc quản lý vườn. Chúng tôi hi vọng ra Tết sẽ được cấp mã số để vụ thu hoạch 2023 (từ tháng 5 đến tháng 7) được xuất khẩu chính thức sang thị trường tỉ dân" – ông Hiếu nói.

Chưa hết Tết đơn hàng xuất khẩu sầu riêng đã dồn dập, những tỷ phú bàn lộ trình “thăng hạng” cây tỷ đô
Sầu riêng được kỳ vọng sẽ đứng vào hàng ngũ "cây tỉ đô" trong năm 2023.

Cũng theo ông Hiếu, Bình Phước là nơi thích hợp trồng sầu riêng tại khu vực Đông Nam Bộ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

"Vườn sầu riêng từ năm thứ 4 trở đi có thể thu hoạch chính thức, với giá bán từ 50.000 đồng/kg, lợi nhuận có thể đạt 1 tỉ đồng/năm. Dù sầu riêng Bình Phước "đụng mùa" với sầu riêng Thái Lan nhưng chúng tôi không ngại cạnh tranh do chất lượng không thua kém lại có lợi thế gần Trung Quốc, chi phí logistic rẻ hơn" – ông chủ Gia Bảo Ecofarm tự tin.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), giá trị sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2022 đạt khoảng 350 triệu USD dù chỉ mới xuất khẩu chính thức từ tháng 9/2022 nên đây xứng đáng là loại quả "tỉ đô" vào năm 2023. Dự kiến năm 2023 sản lượng sầu riêng tươi xuất khẩu là 90.000 tấn, khoảng 4.500 container./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Giá hồ tiêu thế giới biến động mạnh, nguồn cung thiếu hụt đang tạo ra cơ hội hiếm có để hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế và dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần chuyển từ xuất khẩu thô sang xây dựng thương hiệu giá trị cao để khai thác bền vững tiềm năng hàng đầu thế giới.
Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng quốc tế mở ra cơ hội lớn cho ngành trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, để sản phẩm vươn xa, Việt Nam cần tháo gỡ các nút thắt về thương hiệu, tiêu chuẩn kỹ thuật, logistics và công nghệ chế biến.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Herbalife Việt Nam đoạt giải “Top Công nghiệp 4.0” năm thứ 3 liên tiếp nhờ ứng dụng số VNHUB

Herbalife Việt Nam đoạt giải “Top Công nghiệp 4.0” năm thứ 3 liên tiếp nhờ ứng dụng số VNHUB

Herbalife Việt Nam, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể chất, vừa được trao tặng giải thưởng “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2025” ở hạng mục “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB (trước đây có tên My VNClub).
Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Từ Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc bên lề Hội nghị WEF Thiên Tân 2024, những tín hiệu hợp tác chiến lược giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu hai nước đang mở ra một không gian phát triển mới cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu Việt. Đặc biệt, chiến lược "Hybrid AI" của VNPT không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn có thể trở thành hạt nhân của làn sóng “Make in Vietnam” mới – một trục phát triển bền vững, có chủ quyền công nghệ và định vị rõ thương hiệu quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tâm Thắng – Xã nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Tâm Thắng – Xã nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Nông vinh dự đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Tâm Thắng, mà còn mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng cho nông thôn Tây Nguyên trong kỷ nguyên số.
Vinh Quang Việt Nam 2025: TH true MILK – Khát vọng Việt từ ly sữa tươi sạch

Vinh Quang Việt Nam 2025: TH true MILK – Khát vọng Việt từ ly sữa tươi sạch

Tại lễ trao giải “Vinh Quang Việt Nam 2025”, Tập đoàn TH là một trong 13 tập thể tiêu biểu được vinh danh, là minh chứng sống động cho tinh thần “tự hào và khát vọng” – không chỉ là chủ đề xuyên suốt chương trình, mà còn là sợi chỉ đỏ trong 15 năm hành trình kiến tạo của doanh nghiệp.
Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – một xã nhỏ thuộc huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông – từ lâu vốn yên ả giữa núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ít ai ngờ rằng chính nơi đây lại trở thành điểm sáng với danh hiệu “xã nông thôn mới kiểu mẫu” – một trong hai xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn này. Điều đặc biệt hơn cả: Nhân Cơ chọn lấy giáo dục làm nền tảng phát triển bền vững.
Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và thế hệ nông dân văn minh. Đây không chỉ là định hướng phát triển bền vững mà còn là cơ hội vàng để các thương hiệu nông sản Việt, đặc biệt là sản phẩm OCOP, bứt phá trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hồn quê xứ Đoài trong vị cà dầm tương mặn ngọt

Hồn quê xứ Đoài trong vị cà dầm tương mặn ngọt

“Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”. Cà dầm tương – món ăn dân dã nhưng từng là đặc sản tiến vua – nay là niềm tự hào ẩm thực của xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, mang hồn quê xứ Đoài. Từ quả cà bát căng mọng, món ăn này chinh phục thực khách trong nước và trời Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Động lực nâng tầm thương hiệu quốc gia

Kiểm soát thương mại chiến lược: Động lực nâng tầm thương hiệu quốc gia

Ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, kiểm soát hiệu quả hàng hóa chiến lược là điều kiện tiên quyết để bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy hợp tác quốc tế và khẳng định Việt Nam là đối tác thương mại tin cậy, an toàn trên toàn cầu.
Liên kết chuỗi giá trị nâng tầm thương hiệu dừa Việt

Liên kết chuỗi giá trị nâng tầm thương hiệu dừa Việt

Dù gặp khó về nguyên liệu, ngành dừa Việt vẫn khẳng định vị thế xuất khẩu nhờ chế biến sâu và định vị lại chuỗi giá trị. Liên kết vùng trồng với sản xuất, tiêu thụ đang mở ra hướng phát triển bền vững cho thương hiệu dừa trên thị trường quốc tế.
Gìn giữ thương hiệu Việt giữa sóng hội nhập

Gìn giữ thương hiệu Việt giữa sóng hội nhập

Nhiều thương hiệu Việt đã khẳng định tên tuổi toàn cầu, nhưng lại dễ bị chiếm đoạt vì thiếu đăng ký bảo hộ. Giữa hội nhập sâu rộng, bảo vệ sở hữu trí tuệ không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để giữ vững giá trị hàng Việt.
Việt Nam vững bước với cà phê xanh

Việt Nam vững bước với cà phê xanh

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ về phía các tiêu chuẩn phát triển bền vững, cà phê Việt Nam không chỉ chứng minh được năng lực cạnh tranh nhờ sản lượng và giá trị xuất khẩu kỷ lục, mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi xanh. Những sáng kiến thay đổi từ gốc rễ, cùng nỗ lực canh tác có trách nhiệm, đang giúp ngành cà phê Việt vững vàng trước thách thức và mở ra triển vọng bứt phá trên bản đồ cà phê thế giới.
Giữ bản sắc để làm nên thương hiệu báo chí

Giữ bản sắc để làm nên thương hiệu báo chí

Trong dòng chảy thông tin dồn dập, việc định vị bản sắc và xây dựng thương hiệu riêng đang trở thành yếu tố sống còn để báo chí giữ vững vị trí và phát huy vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu trong đời sống xã hội hiện đại.
Nhãn hiệu quốc tế: Tấm hộ chiếu cho thương hiệu Việt

Nhãn hiệu quốc tế: Tấm hộ chiếu cho thương hiệu Việt

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế giúp doanh nghiệp Việt bảo vệ thương hiệu, tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao giá trị xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu.
Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Với định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm”, Ford Việt Nam không ngừng khảo sát thực tế, tối ưu quy trình và cải thiện hành trình sở hữu xe. Trong số những sáng kiến nổi bật, Dịch vụ Lưu động 4 giờ – phát triển từ nhu cầu thực tiễn – đã phục vụ hàng nghìn khách hàng tại Hà Nội và nay chính thức được mở rộng đến TP.HCM.
Kiểm tra cadimi trong phân bón là mấu chốt bảo vệ thương hiệu sầu riêng Việt

Kiểm tra cadimi trong phân bón là mấu chốt bảo vệ thương hiệu sầu riêng Việt

Sau khi đối mặt với thông tin tiêu cực về hàm lượng kim loại nặng cadimi và nguy cơ bị siết kiểm dịch từ thị trường Trung Quốc, mặt hàng sầu riêng Việt Nam đã ghi nhận bước ngoặt tích cực. Bộ Nông nghiệp và Môi trường không chỉ kịp thời phối hợp với Hải quan Trung Quốc để duy trì “luồng xanh”, mà còn chủ động triển khai giải pháp kiểm soát chất lượng đầu vào, trong đó có vấn đề truy xuất nguồn gốc và kiểm tra phân bón nhập khẩu.
Từ chất lượng đến bền vững: Gạo Việt chuyển mình

Từ chất lượng đến bền vững: Gạo Việt chuyển mình

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang dần chuyển hướng sang ưu tiên chất lượng và lựa chọn các thị trường khó tính để giảm thiểu rủi ro từ biến động thương mại, đồng thời nâng tầm thương hiệu gạo Việt trên trường quốc tế.
Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới nhờ sự vào cuộc đồng bộ của Nhà nước và nỗ lực đổi mới sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn như Viettel, Vinamilk, FPT… đã tiên phong mở rộng ảnh hưởng quốc tế, góp phần nâng cao giá trị Thương hiệu Quốc gia, hiện được Brand Finance xếp hạng 32 toàn cầu với trị giá 507 tỷ USD năm 2024.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực

Chiều 11/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại huyện Tân Yên và làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang. Trọng tâm buổi làm việc nhằm bàn thảo các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ vải thiều niên vụ 2025, đảm bảo ổn định thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.
Sâm Ngọc Linh – Mũi nhọn chiến lược đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh – Mũi nhọn chiến lược đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Ngày 10/5, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 463/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”. Đây là bước đi chiến lược nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển ngành dược liệu bền vững, hiện đại.
Ngành yến Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ thị trường Trung Quốc

Ngành yến Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ thị trường Trung Quốc

Ngày 8/5, Hội nghị triển khai Nghị định thư xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc đã nêu rõ cơ hội và thách thức đối với ngành yến Việt Nam, đặc biệt là vấn đề chất lượng, yến giả và cạnh tranh từ các quốc gia khác. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để thành công trên thị trường này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động