Tại sao những người "sành" trà lại đổ xô sưu tầm Trà Bánh Hà Nội? Giá trị của Trà Bánh Hà Nội lâu năm là gì? Giải mã những bí ẩn của Trà Bánh Hà Nội |
Vùng núi phía bắc Việt Nam là vùng đất không gian sinh tồn của người Việt cổ cách đây hơn 4000 năm, có hai vùng trà lớn nổi tiếng thế giới là núi Hoàng Liên Sơn và Tây Côn Lĩnh là nơi sản sinh ra trà cao cấp. Trà núi Tây Côn Lĩnh có trà lá lớn và trà lá nhỏ, với nét quyến rũ hoang dã của núi rừng, hương vị đậm đà, hương thơm nồng nàn, hậu vị ngọt ngào và sảng khoái. Núi chè Hoàng Liên Sơn là núi chè lớn nhất của Việt Nam, núi cao sương mù, đất đai màu mỡ, quanh năn sương mù, có lợi cho cây chè sinh trưởng.
Triều đại nhà Nguyễn, ngay sau khi chiếm thành Thăng Long (1882) người Pháp đã quan tâm và phát triển chè, một sản phẩm quý hiếm của Việt Nam, thành mặt hàng xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, Malaysia. Năm 1884 người Pháp đã tiến hành điều tra, khảo sát chè. Lefevre Pontalis (1892) khảo sát dài ngày sản xuất và tiêu thụ chè từ Hà Nội qua Chợ Bờ, Mộc Châu, Lai Châu, Mường Tè (Việt Nam) sang Ipang, Xip – xoong – pản – nả ( Hai mươi hai bản – Vân Nam, Trung Quốc).
Giai đoạn này, Việt Nam đã xuất khẩu chè sang Pháp, sản phẩm chè bánh thống lĩnh thị trường Hồng Kông, Ma Cao, Singapore và Malaysia, từ 559 tấn năm 1911 tăng lên 918 tấn năm 1916 và 861 tấn năm 1917. Quá trình phát triển đến năm 1939 chè Việt Nam đã đứng hàng thứ 6 trong số các nước sản xuất chè trên thế giới với 10.900 tấn khô, diện tích 17.400 ha.
Vào những năm 1950 và 1960 sản phẩm trà của Việt Nam tràn ngập Hồng Kông, Ma Cao, Singapore và Malaysia. Sản phẩm “Trà Bánh Hà Nội” đã được thị trường nước ngoài ưa thích và đón nhận. “Trà Bánh Hà Nội” là đại diện tiêu biểu của trà ép bánh Việt Nam. Trà ép bánh được chế biến bằng công nghệ (vò, lên men nhẹ, phơi nắng và ép thành bánh bảo quản trong kho), nước chè màu hạt dẻ, trong hương xanh thoang thoảng hương ngọc lan, là loại chè thượng hạng.
Bao bì đóng gói Trà Bánh Hà Nội đơn giản, bánh trà được bó trong mo cây tre sau đó dùng dây nan tre buộc chặt thành từng cối trà. Mỗi chiếc bánh trà có đường kính khoảng 20cm, nặng khoảng 350g, bánh trà rất chắc và cứng.
Bên trong bánh chè có một tem màu vàng đất, chữ màu đỏ kích thước 8 cm x 5,6 cm được ép ở giữa mỗi chiếc bánh, trên tem ghi tên nhãn hiệu bằng tiếng Việt "XƯỞNG CHÈ HÀ NỘI" “CHÈ BÁNH”.
Nhãn hiệu Trà Bánh Hà Nội những năm 1930. |
Vào những năm 1970, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu sản xuất loại trà phổ nhĩ ở tỉnh Vân Nam có sản lượng tương đối lớn và xuất khẩu ra nước ngoài. Từ đâu Trà Bánh Hà Nội của Việt Nam mất dần khả năng cạnh tranh và sản lượng giảm.
Sự hấp dẫn và giá trị của trà ép bánh lâu năm được hé lộ đã thu hút các thương nhân trà Hồng Kông và thương nhân Đài Loan. Trong thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, “TRÀ BÁNH HÀ NỘI” được bán từ Quảng Châu đến Hồng Kông. Mặc dù Hồng Kông không sản xuất trà, nhưng ở Hồng Kông có rất nhiều quán trà, phòng trà và cửa hàng trà, và không thể thiếu trà ép bánh.
Năm 1980, khi nền kinh tế Hồng Kông cất cánh khiến nhu cầu và giá “Trà Bánh Hà Nội” và trà phổ nhĩ tăng lên. Sự hấp dẫn và giá trị của “Trà Bánh Hà Nội” và trà phổ nhĩ trở thành mục tiêu đầu cơ và các thương gia chè Hồng Kông đã tích trữ nó. Cuối những năm 1990, các kho chè lâu năm mở bán, tung ra thị trường loại chè ép bánh bảo quản trong kho nhiều năm, thương lái Đài Loan đã tận dụng cơ hội chi bạc triệu để thu gom đợt “Trà Bánh Hà Nội” và trà phổ nhĩ lâu năm này. Nhiều kho cất trữ Trà Bánh Hà Nội lâu năm nhanh chóng chảy sang Đài Loan và được bảo tồn cho đến ngày nay. Trà Bánh Hà Nội là một nhãn hiệu độc quyền của tập đoàn Thiên Vân Sơn, hiện nay nó được sản xuất và cung cấp rộng rãi ra thị trường trong nước và rất được ưa chuộng ở nước ngoài. Bây giờ chúng ta vẫn có thể nhìn thấy và thậm trí nếm thử loại Trà Bánh Hà Nội lâu đời quý hiếm của Việt Nam.
Tinh túy của Trà Bánh Hà Nội lâu năm nằm ở sự kế thừa và tiếp nối hương vị trăm năm do nó tạo ra khiến cho vị Trà Bánh Hà Nội có hương vị đặc trưng của lịch sử. Trải qua sự thử thách của thời gian, trà biến đổi phát triển qua từng năm, mỗi ngụm trà là một cuộc đối thoại với lịch sử.