Loài cá bổ toàn thân ví "nhân sâm dưới nước" lại được nuôi dễ dàng, nông dân lãi đều 100 triệu Tin bất ngờ, tại Nghệ An đã nuôi thành công chạch lấu, mỗi kg giá gần nửa triệu |
Cá chạch sụn có giá trị kinh tế cao nên được nhiều nông dân ở nhiều địa phương nuôi thương phẩm. |
Nữ 9X thành công với mô hình chuyển đổi từ ruộng lúa trũng thấp sang ao nuôi cá chạnh vụn là chị Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1996, ở xóm 2, xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).
Thân gái không quản ngại đi học bí quyết nuôi chạch sụn
Qua tìm hiểu, được biết, gia đình Hồng vốn quen với nghề nông, nguồn thu nhập chính là từ cây lúa và những ao nuôi cá, ốc. Nhận thấy việc nuôi các giống cá truyền thống có nhiều rủi ro như dịch bệnh, thời tiết... nên Hồng đã tìm hiểu và đề xuất với gia đình về mô hình nuôi cá chạch sụn.
Hồng chia sẻ: Qua tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết về mô hình nuôi cá chạch sụn cho thu nhập khá cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi; giống cá dễ nuôi và dễ chăm sóc... rất phù hợp với điều kiện canh tác của gia đình. Vì vậy, tôi đã giới thiệu, thuyết phục gia đình chuyển hướng từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá chạch sụn thương phẩm.
Từ sự thuyết phục ấy, bố mẹ Hồng đã tin tưởng, cùng giúp đỡ con gái xây dựng mô hình nuôi cá chạch sụn từ năm 2018. Từ những ao nuôi cá truyền thống trước đó, gia đình Hồng bắt đầu nạo vét, cải tạo lại phần đáy ao, xử lý nguồn nước để thả cá chạch sụn giống.
Với những kiến thức qua sách báo và kinh nghiệm thực tiễn từ những người nuôi trước đó tại huyện Yên Mô và tỉnh Nam Định truyền dạy đã giúp Hồng thu hoạch lứa cá đầu tiên khá thành công, đem về lợi nhuận gần 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá chạch sụn thương phẩm của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng. |
Nhận thấy tiềm năng, tính khả thi cao từ mô hình nuôi cá chạch sụn, năm 2019, gia đình Hồng tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô ao nuôi và tìm tòi cách ương nuôi cá chạch sụn từ độ cá bột.
Hồng chia sẻ: Vụ đầu tiên, gia đình Hồng mua loại cá giống có chiều dài thân từ 3cm trở lên để nuôi lớn thành cá thương phẩm. Vì mới bắt đầu nuôi thả giống cá mới nên chị lựa chọn loại cá giống này để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro về kinh tế.
Sau khi có thêm kinh nghiệm, chị quyết định nuôi thả từ loại cá bột để giảm chi phí về giống. Hiện nay, gia đình Hồng có 4 ao nuôi với tổng diện tích 2 mẫu, trong đó có 1 ao nuôi cá bột và 3 ao nuôi cá thương phẩm.
"Mỗi năm, cá chạch sụn có thể nuôi thả 3 vụ, mỗi vụ tôi thả mới khoảng một triệu con giống với chi phí khoảng 3,5 triệu đồng. Nguồn giống được lấy về từ các cơ sở cung cấp tại tỉnh Hải Dương, Nam Định..." chị Hồng cho biết thêm.
Thu lãi 300 triệu đồng mỗi năm từ cá chạch sụn
Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cá chạch sụn, Hồng cho biết: Nuôi cá chạch sụn trong ao không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải đầu tư chăm sóc tốt theo đúng quy trình thì mới có thể thành công.
Theo đó, khác với cá chạch ta thường sinh sống dưới bùn, cá chạch sụn có tập tính nổi lên mặt nước để tìm kiếm thức ăn nên khá thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh.
Do đặc tính ăn nổi, phàm ăn nên quá trình nuôi chạch sụn không quá vất vả, chỉ cần lưu ý cho ăn đúng giờ. Cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm nên cho ăn từ 1 đến 2 lần/ngày và chủ yếu vào chiều tối. Thức ăn chính của cá chạch sụn là cám gạo và thức ăn phù du.
Là loại cá da trơn có tập tính ăn nổi nên yêu cầu quan trọng nhất trong nuôi thả chạch sụn là phải đảm bảo về yếu tố môi trường, nguồn nước và chất lượng nước để cá phát triển ổn định. Mực nước thích hợp để chạch sụn sinh trưởng và phát triển ổn định là từ 1,2-1,5m. Tùy từng thời điểm sinh trưởng để cung cấp lượng thức ăn phù hợp, không để thức ăn dư thừa làm thay đổi môi trường ao nuôi.
Do tập tính ăn nổi nên cần lưu ý các biện pháp bảo vệ cá chạch sụn, đặc biệt trước các loài chim, chuột... săn mồi vào ban đêm. |
Mặt khác, do tập tính ăn nổi nên người nuôi cần lưu ý các biện pháp bảo vệ cá chạch sụn, đặc biệt trước các loài chim, chuột... săn mồi vào ban đêm. Để ngăn các loài chim săn cá, gia đình Hồng chọn giải pháp lắp hệ thống lưới vây, đồng thời tích cực săn bắt chuột khu vực xung quanh ao.
Hồng cho biết thêm: Hiện nay, cá chạch sụn được thị trường khá ưa chuộng. Vì vậy, ngoài cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh, nhiều lái buôn, người tiêu dùng còn tìm đến tận nhà để hỏi mua.
"Vì gia đình tôi nuôi theo phương pháp gối vụ nên ngày nào cũng có cá chạch sụn để cung cấp ra thị trường, từ vài chục cân đến 1-2 tạ/ngày. Với loại từ 25-30 con/kg, tôi bán với giá 100 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, gia đình tôi có thể thu lãi khoảng 300 triệu đồng từ mô hình nuôi cá chạch sụn" chị Hồng cho biết.
Mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi chạch vụ, nữ 9X Nguyễn Thị Hồng đã tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Khu đồng trũng bấp bênh nay đã tạo cơ hội để làm giàu từ con đặc sản chạch vụn. Hướng phát triển kinh tế này đâng được địa phương khuyến khích, nhiều hộ dân tại địa phương đã học hỏi và áp dụng để mở hướng phát triển kinh tế./.