Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam liên tục sụt giảm Xuất khẩu dệt may nhiều cơ hội cán đích 44 tỷ USD Giá gạo trên thị trường châu Á ra sao sau khi Ấn Độ nới xuất khẩu? |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đức trong tháng 8/2024 đạt 674,3 triệu USD, giảm 11,2% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 840,4 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 8,5%, chiếm 15,9% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 656,03 triệu USD, tăng 4,7%, chiếm 12,4% tỷ trọng; tiếp đến là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 635,8 triệu USD, tăng 33,7%, chiếm 12% tỷ trọng.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh họa) |
Một số mặt hàng có mức tăng trưởng khá trong 8 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước: Cao su tăng 83,4%; sản phẩm từ cao su tăng 61,2%; cà phê tăng 45,7%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 30,2%; hạt điều tăng 22,6%; hàng rau quả tăng 96,5%; hạt tiêu tăng 151,8%; hàng rau quả đạt 41,76 triệu USD, tăng 96,52%; cao su đạt 38,13 triệu USD, tăng 83,43%; sản phẩm từ cao su đạt 22,66 triệu USD tăng 61,25%; cà phê đạt 471,88 triệu USD tăng 45,7%; gỗ đạt 53,86 triệu USD tăng 38,84%; hạt điều đạt 94,96 triệu USD tăng 22,6%...
Bên cạnh đó, một số sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đã ghi nhận sụt giảm trong 8 tháng năm 2024 gồm: Hàng dệt may đạt 508,91 triệu USD, giảm 13,17%, chiếm 9,7% tỷ trọng; giày dép các loại đạt 477,62 triệu USD, giảm 19,82%, chiếm 9,68% tỷ trọng; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù đạt 121,35 triệu USD, giảm 4,88%, chiếm 2,31% tỷ trọng; sản phẩm từ sắt thép đạt 98,67 triệu USD, giảm 25,6%, chiếm 1,88% tỷ trọng; chè đạt 595.628 USD, giảm 26,33%, chiếm 1,81% tỷ trọng....
Nguyên nhân của sự sụt giảm nhóm hàng này được cho là do kinh tế Đức khó khăn, lạm phát tăng người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu các sản phẩm tiêu dùng không cấp thiết và có thể tái sử dụng cũng như sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia sản xuất các sản phẩm cùng loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản khả quan của Việt Nam vào thị trường khó tính bậc nhất tại EU này đang cho thấy chất lượng hàng nông sản của Việt Nam đã được nâng cao và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của phía đối tác nhập khẩu. Với việc tận dụng tốt các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức dự báo có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD |
Kiểm soát chặt chất lượng, mã số vùng trồng nông sản hướng tới xuất khẩu |
Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại |