Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu khởi sắc Xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tăng mạnh Khơi thông điểm nghẽn, giữ vững “ngôi vị” xuất khẩu gạo |
Xuất khẩu gạo vẫn “rộng cửa” trong 6 tháng cuối năm |
Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nguy cơ bùng phát trở lại của dịch Covid-19 với biến chủng mới, xung đột Nga - Ukraina, nguy cơ lạm phát từ giá nguyên liệu sản xuất leo thang trên thế giới nhưng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt được một số kết quả tích cực.
Theo đó, tính đến hết ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu chủng loại gạo tiếp tục có sự chuyển biến tích cực phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đã được phê duyệt. Hiện tỷ lệ xuất khẩu gạo trắng ở mức 44,7%, gạo thơm các loại khoảng 33,4%.
Việt Nam tiếp tục xuất khẩu gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy với tỷ trọng nhỏ nhưng đã làm đa dạng chủng loại gạo xuất khẩu và khẳng định được giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu.
Về giá gạo, trong nửa đầu năm nay cũng có xu hướng tăng và hiện ở mức 420 USD/tấn đối với gạo 5% tấm - do nhu cầu lương thực tăng và cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á. Tuy vậy, Cục Xuất nhập khẩu cũng nhìn nhận rằng, mức giá này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021, khi cùng kỳ đạt 470 USD/tấn.
Về thị trường xuất khẩu, Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Bên cạnh đó, việc Bộ Nông nghiệp Philippines chính thức cấp lại giấy phép kiểm dịch thực vật SPS-IC cho các thương nhân nhập khẩu gạo trong tháng 5 vừa qua đã giúp khôi phục kết quả xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Ngoài Philippines thì nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, Châu Phi và Cuba cũng góp phần mạng lại kết quả xuất khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đầy lạc quan.
hứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh |
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhận định, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt khi nhiều quốc gia vẫn tăng dự trữ trước lo ngại của xung đột Nga-Ukraine, Việt Nam tiếp tục khẳng định là quốc gia xuất khẩu gạo lớn cùng với Thái Lan, Ấn Độ và có uy tín trên thị trường quốc tế.
Nhận định thị trường cuối năm tích cực, nhưng ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch VFA lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn cần theo dõi thông tin biến động của thị trường tại Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ… để có chiến lược và sự điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, tại một số thị trường khác thuộc EU, dù hiện nay lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều nhưng lại có yêu cầu rất cao về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới uy tín chung của gạo Việt tại những quốc gia này.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, nửa đầu năm 2022, do giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như tình hình xung đột chính trị trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác. Để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã và đang theo sát tình hình thị trường, nhằm đưa ra những khuyến nghị cần thiết.
"VFA và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tiếp tục đảm bảo việc thu mua lúa gạo cho nông dân, không để lúa gạo tắc đầu ra sau thu hoạch. Đặc biệt, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy xuất khẩu gạo hiệu quả", Thứ trưởng khuyến nghị.
Năm 2021, gạo Việt xuất khẩu gần 6,24 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 5,3% về trị giá. Đặc biệt, giá xuất khẩu bình quân tăng 5,5% so với năm 2020. Năm 2022, ngành gạo đặt mục tiêu xuất khẩu 6,3 - 6,4 triệu tấn, trị giá 3,3 - 3,4 tỷ USD. |