Vì sao "thủ phủ" chuối của tỉnh Lai Châu rớt giá thảm vì khó xuất khẩuo Về Lai Châu thưởng thức món đặc sản Lam nhọ "hiếm có khó tìm" 6 điểm đến đẹp nhất Lai Châu làm say lòng du khách |
![]() |
Bệnh than (Anthrax) ở người là bệnh lây truyền từ động vật do trực khuẩn than Bacillus anthrasis (B. anthrasis). Bệnh thường xuất hiện ở động vật ăn cỏ và lây truyền sang người có thể thành dịch với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh biểu hiện gồm 3 thể chính tùy thuộc vào đường lây truyền: thể da (95%), thể phổi và thể tiêu hóa (thể dạ dày- ruột và thể hầu họng), ngoài ra có thể màng não.
Bệnh than là bệnh lưu hành địa phương ở các nước nông nghiệp thuộc Nam và Trung Mỹ, Nam và Đông Âu, Châu Á, Châu Phi do dịch bệnh than trên động vật thường xuyên xảy ra. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại một số tỉnh miền Trung. Bệnh xuất hiện tản phát hoặc thành những vụ dịch nhỏ. Hàng năm ghi nhận trung bình khoảng 20 - 80 trường hợp.
Nguồn lây bệnh chủ yếu từ trâu, bò, ngựa bị mắc bệnh rồi lây sang người qua việc giết mổ và ăn thịt gia súc bị mắc bệnh hoặc vi khuẩn than từ động vật mắc bệnh gây ô nhiễm đất, nước từ đó lây sang người tiếp xúc. Thông thường các vụ dịch than ở người được ghi nhận, báo cáo sau các vụ dịch xảy ra trên gia súc.
Đường lây truyền
Qua đường da: do da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất thải, các mô, lông, da, xương của động vật mắc bệnh than hoặc tiếp xúc với các sản phẩm làm từ những nguyên liệu của động vật bị nhiễm bệnh như mặt trống, bàn chải, áo da. Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc với đất bị nhiễm nha bào than trong quá trình giết mổ hoặc sử dụng phân bón chế biến từ xương động vật bị mắc bệnh.
Qua đường tiêu hóa: do ăn phải thực phẩm bị nhiễm trực khuẩn than.
![]() |
Cách phòng bệnh chung
Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh than. Chính vì vậy để phòng chống bệnh, người dân không giết mổ, không ăn, không sử dụng, không buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Những nơi chế biến nguyên liệu động vật thô (lông, da, các sản phẩm của xương, sừng, lông...), cần có hệ thống thông gió, xử lý bụi tốt. Phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động. Duy trì kiểm tra sức khỏe thường kỳ người chế biến (Giết mổ) nhân với sự chăm sóc y tế kịp thời đối với những vết xước da dễ bị nhiễm khuẩn.
Đối với người bệnh: Những trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ phải được quản lý, điều trị tại cơ sở y tế. Cách ly, theo dõi, điều trị sớm và phòng chống biến chứng.
Thường xuyên giữ vệ sinh da, vết loét, không để lây nhiễm chéo sang người bệnh khác hoặc cho cán bộ y tế.
Dụng cụ y tế, đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm và chất thải, dịch tiết cơ thể của bệnh nhân phải được thu gom, xử lý theo quy định. Bệnh nhân thể phổi phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người tiếp xúc.
Đối với người tiếp xúc: Người tiếp xúc là những người có ăn, giết mổ động vật nghi ngờ mắc bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm (động vật, sản phẩm của động vật, đất, nước nghi ô nhiễm tác nhân gây bệnh) hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất thải, dịch tiết cơ thể của bệnh nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thể phổi.
Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ đề nghị người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm không giết mổ ăn thịt trâu, bò, ngựa nghi mắc bệnh Than để phòng các bệnh lây truyền.
Bên cạnh đó, hãy liên hệ với chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Than để được tư vấn.