Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng của cơ quan thống kê GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực |
GDP của Việt Nam trong Quý 2/2024 tăng 6,93% gây bất ngờ với với phần lớn các tổ chức dự báo khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn. |
GDP quý I2 tăng 6,93%, vượt ngoài dự báo
Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 với nhiều thông tin, dữ liệu đáng chú ý về sự phát triển của nền kinh tế trong nửa đầu năm.
Theo GSO, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý 2/2022 trong giai đoạn 2020 - 2024.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%, đóng góp 5,36% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,29%, đóng góp 45,73%; khu vực dịch vụ tăng 7,06%, đóng góp 48,91%.
Luỹ kế GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2024. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 5,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, đóng góp 44,28%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%, đóng góp 49,76%.
Mức tăng trưởng kinh tế quý 2 gây bất ngờ với phần lớn các tổ chức dự báo. Phần lớn các tổ chức đều dự báo tăng trưởng kinh tế quý 2 dù phục hồi nhưng không thể trên mức 6%. Thậm chí, một số tổ chức quốc tế còn dự báo tăng trưởng kinh tế quý 2 sẽ có thể còn tăng thấp hơn so với quý 1.
TS Lê Quốc Phương, nguyên phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp thương mại (Bộ Công Thương), cũng bày tỏ "ngạc nhiên" với mức tăng trưởng GDP quý 2 bởi tín dụng - một chỉ tiêu khác để đo lường sức hồi phục của doanh nghiệp - tăng rất thấp, chỉ 4,45%, trong khi Việt Nam vẫn là nước tăng trưởng phụ thuộc lớn vào tín dụng.
"Khi tăng trưởng GDP cao vọt, nhiều người sẽ nhìn sang tốc độ tăng trưởng tín dụng để đặt câu hỏi", ông Phương nói. Ông Vũ Quang Việt - nguyên vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia, thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc - cũng cho rằng "tăng đến gần 7% ở thời điểm hiện nay là hy hữu, nếu tính đúng".
Từ đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức khi số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động tăng mạnh. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong những tháng đầu năm đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, một phần do chi phí hoạt động tăng cao và sức ép cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), vốn là xương sống của nền kinh tế Việt Nam, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với nhiều công ty không đủ khả năng duy trì hoạt động trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Mấu chốt quan trọng nhất vẫn là sức cầu yếu từ khu vực hộ gia đình vẫn chưa thể phục hồi.
Trong bối cảnh đó, việc tăng trưởng kinh tế quý 2 bất ngờ tăng vọt thật sự là một điều đáng lưu ý. Liệu thực sự nền kinh tế đã vực dậy phục hồi mạnh mẽ hay đây chỉ là một yếu tố mang tính chu kỳ sẽ là một điều rất quan trọng không chỉ đối với những nhà phân tích vĩ mô mà còn đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong vòng 1 tuần trước công bố của Tổng Cục Thống Kê, chứng khoán vẫn liên tục giảm sau khi áp sát vùng 1,300 điểm. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang miệt mài bán ròng từ đầu năm. Chứng khoán luôn là một chỉ báo của xu hướng kinh tế, việc triển vọng của thị trường chứng khoán không ổn định cũng là một lý do chúng ta cần phải đánh giá lại động lực tăng trưởng.
Những giải pháp ứng phó giúp nhiều doanh nghiệp giữ nhịp tăng trưởng
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. |
Lý giải về sự phục hồi này, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cả hệ thống chính trị đã có những giải pháp ứng phó, thích ứng linh hoạt, kịp thời trước các vấn đề phát sinh. Qua đó, tháo gỡ được nhiều vướng mắc đồng thời bảo đảm hài hòa giữa xử lý tình huống trong ngắn hạn và phát triển trong trung, dài hạn.
Ngoài ra, nhu cầu tại các thị trường lớn đang được cải thiện, nhu cầu hàng hóa tăng lên, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã có đơn hàng mới, vì thế hoạt động sản xuất nội địa từ đó được thúc đẩy và hoạt động xuất, nhập khẩu sôi động trở lại.
Đầu tư công tiếp tục được quan tâm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân ngay từ những tháng đầu năm; thúc đẩy, thu hút vốn FDI tăng trưởng tốt, giúp tăng năng lực, mở rộng sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động... đồng thời tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.
Bà Hương cũng cho rằng, nhu cầu nội địa từng bước phục hồi dù chưa đạt như kỳ vọng. Chính phủ đang gia hạn nhiều loại thuế, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường được thực hiện từ đầu năm, giảm thuế suất VAT 2%...
Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn còn không ít thách thức. Mặt bằng giá cả trong nước vẫn ở trong tầm kiểm soát nhưng cũng đang tạo áp lực lên chỉ số giá trong nước do điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý theo lộ trình như điện, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế; mối lo ngại về căng thẳng địa chính trị, cuộc xung đột ở Biển Đỏ, Nga - Ukraina khiến giá hàng hóa, giá xăng dầu, giá cước vận tải tăng...; rủi ro tỷ giá cùng với việc đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ sản xuất sẽ gây áp lực lên giá nguyên liệu đầu vào.
Trong khi đó, nội lực của nền kinh tế chưa mạnh. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo tuy tăng trưởng tốt nhưng mức độ bền vững còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các ngành.
“Khó khăn trong sản xuất còn tiềm ẩn do cầu trong nước và quốc tế chưa khôi phục hoàn toàn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh”, bà Hương nói.
Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội; doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.
TS Lê Quốc Phương cũng cho rằng dù mức tăng GDP đem lại sự "lăn tăn" với nhiều người, nhưng vẫn có một số cơ sở để giải thích. Trong đó, xuất khẩu tăng tương đối mạnh, vốn đầu tư FDI giải ngân cao nhất trong 5 năm qua, doanh thu du lịch cũng tốt...
Sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực chế biến chế tạo cũng góp phần thúc đẩy GDP tăng. Ngoài ra theo ông Phương, cầu hàng hóa thế giới dần phục hồi do lạm phát có xu hướng giảm, một số ngân hàng trung ương hạ lãi suất hoặc có dự định giảm.
"Khi lạm phát hạ, lãi suất giảm, đầu tư và tiêu dùng đều tăng, những nước có tỉ trọng xuất khẩu lớn như VN sẽ được hưởng lợi", ông Phương nói.
Năm 2024, tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ tăng lên mức 6,5% |
GDP quý I tăng 5,66%, cao nhất trong vòng 4 năm |
Những điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam quý I năm 2024 |