Động thái mới nhất của Temu sau khi bị phát hiện hoạt động chui tại Việt Nam Người tiêu dùng Việt đánh giá gì về Temu sau 2 tuần trải nghiệm? Bộ Công thương chỉ đạo “nóng” liên quan đến Temu |
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu? |
Cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng
Lý giải về việc chưa cấm ngay các sàn TMĐT xuyên biên giới hoạt động mà chưa đăng ký ở Việt Nam, Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Theo đó, cần phải có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.
Điều này bao gồm việc phối hợp quản lý nhiều cơ quan chức năng như công an, thuế, hải quan, và các cơ quan quản lý khác để hiểu rõ về tình hình giao dịch và mức độ vi phạm cũng như tuân thủ pháp luật của các nền tảng này.
Trước mắt, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro tiềm tàng liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác.
Cùng với đó, theo quy định của pháp luật TMĐT, không phải tất cả các sàn TMĐT xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu.
Do đó, cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp ý của các nền tảng này để họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.
Từ tháng 10, sàn Temu mới phát sinh doanh thu nộp thuế
Dự kiến tháng 10 Temu mới phát sinh doanh thu nộp thuế. |
Về vấn đề quản lý thuế với thương mại điện tử nói chung, với các nền tảng thương mại điện tử như Temu, Shein, 1688… nói riêng, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hoạt động kinh doanh sàn thương mại điện tử Việt Nam là hoạt động kinh doanh phải được cấp phép và chịu quản lý nhà nước của Bộ Công thương (theo quy định Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16.5.2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP).
Đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa (trong đó có khoản thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử), trên cơ sở các quy định tại luật Quản lý thuế và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, các nhà quản lý sàn thương mại điện tử như Temu, 1688, Amazon… có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế đã triển khai vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) từ năm 2022.
Nếu phát hiện NCCNN kê khai chưa đúng doanh thu, cơ quan thuế sẽ thực hiện đối chiếu dữ liệu để xác định doanh thu đề nghị NCCNN thực hiện nghĩa vụ và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định nếu có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.
Riêng về Temu, Tổng cục Thuế nêu rõ, ngày 4.9 vừa qua, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd (chủ sở hữu vận hành sàn thương mại điện tử Temu tại Việt Nam) đã thực hiện đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN của Tổng cục Thuế và được cấp mã số thuế 9000001289.
Theo quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC, các NCCNN thực hiện kê khai, nộp thuế theo quý. Theo đó, Temu sẽ bắt đầu nộp tờ khai từ thời điểm quý 3 (thời hạn kê khai thuế của tờ khai quý 3 là ngày 31.10) kê khai cho doanh thu từ thời điểm bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.
Dự kiến tháng 10 mới phát sinh doanh thu nộp thuế và sẽ kê khai doanh thu vào kỳ khai thuế quý 4, thời hạn nộp là ngày 31/1/2025 nếu được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động.
Tổng cục Thuế sẽ giám sát chặt chẽ việc kê khai doanh thu của Temu để đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.
EU chính thức điều tra sàn Temu của Trung Quốc Ngày 31/10, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức khởi động cuộc điều tra sàn Temu, vì nghi ngờ nền tảng thương mại điện tử này chưa hành động đủ để ngăn chặn các hoạt động bán sản phẩm bất hợp pháp. Mặc dù mới chỉ gia nhập thị trường EU vào năm ngoái nhưng Temu, nằm dưới sự điều hành của Công ty thương mại điện tử PDD Holdings của Trung Quốc, đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu lục này bằng chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và giá cả cạnh tranh. Trung bình có khoảng 92 triệu người sử dụng nền tảng trên hằng tháng tại châu lục này. Trong thông báo, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết cuộc điều tra sẽ xem xét các hệ thống quản lý bán hàng của Temu và cách thức đề xuất sản phẩm cho người tiêu dùng, cũng như liệu nền tảng này có tuân thủ nghĩa vụ cung cấp cho các nhà nghiên cứu thị trường quyền truy cập vào dữ liệu công khai của Temu hay không. Các nhà điều tra cũng sẽ xem xét những rủi ro tiềm ẩn từ thiết kế của nền tảng có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng hay không. Cuộc điều tra được tiến thành theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của EU, nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động của các nền tảng trực tuyến của các công ty công nghệ quy mô lớn trên thế giới, qua đó đem lại không gian lành mạnh cho người dùng. Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EC, bà Margrethe Vestager khẳng định mục tiêu của cuộc điều tra là đảm bảo Temu tuân thủ các tiêu chuẩn của EU và không gây hại cho người tiêu dùng. Quan chức này nói thêm EU muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của nền tảng Temu để hạn chế việc bán các sản phẩm bất hợp pháp. Temu cũng sẽ phải giải thích các biện pháp mà nền tảng này đang thực hiện để giải quyết mọi rủi ro có thể nảy sinh từ dịch vụ của mình, bao gồm các chương trình phần thưởng cho khách hàng. EU lưu ý không có thời hạn chót để hoàn tất cuộc điều tra và có nguy cơ đối mặt với án phạt nặng trong trường hợp phát hiện vi phạm. |