Uống trà xanh tươi mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

Uống chè xanh mỗi ngày là thói quen tốt được các chuyên gia sức khoẻ khuyến khích. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước trà xanh mỗi ngày?
Uống trà xanh tốt cho sức khỏe nhưng có người chăm uống lại hỏng gan, vì sao vậy? Trà xanh có rất nhiều công dụng nhưng đại kỵ với những người này Nhưng lợi ích từ trà xanh

Lợi ích khi bạn uống trà xanh mỗi ngày

Điều gì xảy ra khi uống trà xanh sai thời điểm?
Uống trà xanh mỗi ngày rất tốt cho sức khoẻ

BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho biết, trà xanh (chè xanh) không những là thức uống đơn thuần mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh. Trà xanh được làm từ cây trà, nguồn gốc ở Trung Quốc. Người Trung Quốc đã biết dùng trà từ 2.500 năm trước công nguyên, sau đó tới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác.

Uống chè xanh mỗi ngày là thói quen tốt được các chuyên gia sức khoẻ khuyến khích. Uống chè xanh đúng cách và vừa đủ cơ thể bạn sẽ nhận được những tác dụng dưới đây:

Giúp cải thiện chức năng não: Trà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn có thể giúp tăng cường chức năng não. Thành phần hoạt chất quan trọng là caffein, có thể cải thiện các khía cạnh khác nhau của chức năng não, gồm tâm trạng, sự phản ứng và trí nhớ. Tuy nhiên, caffeine không phải là hợp chất tăng cường trí não duy nhất trong trà xanh.

Ngoài ra, trong trà xanh cũng chứa axit amin L-theanine có thể làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, tác dụng chống lo âu. Bên cạnh đó, trà xanh cũng làm tăng dopamine và sản xuất sóng alpha trong não. Các nghiên cứu cho thấy, caffeine và L-theanine có tác dụng hiệp đồng. Điều này nghĩa là sự kết hợp của cả hai có thể có tác dụng đặc biệt mạnh mẽ trong việc cải thiện chức năng não. Do chứa L-theanine và một lượng nhỏ caffein, trà xanh có thể mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và khác biệt hơn nhiều so với cà phê. Nhiều người cho biết họ có năng lượng ổn định hơn và làm việc hiệu quả hơn nhiều khi họ uống trà xanh so với uống cà phê.

Trà xanh không chỉ có thể góp phần cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn, mà còn có thể bảo vệ não của bạn khi bạn già đi. Một số nghiên cứu cho thấy, các hợp chất catechin trong trà xanh mang nhiều tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trong ống nghiệm và mô hình động vật, có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, chứng rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến ở người cao tuổi.

Phòng ngừa bệnh ung thư: Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp cơ thể có khả năng chống lại sự gây hại của gốc tự do, nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của khối u ác tính.

Tốt với hệ tim mạch: Uống trà xanh đúng cách rất tốt với những người mắc bệnh tim vì nó làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể.

Phòng ngừa sâu răng và giảm thâm ở quầng mắt: Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống trà xanh giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng. Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin có trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.

Cải thiện miễn dịch và tăng sự chắc khỏe cho hệ xương: Florua trong trà xanh tác dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe. Uống trà xanh mỗi ngày còn cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Làm đẹp da: EGCG là loại hoạt chất trong trà xanh với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da. Vì thế mà uống trà xanh là cách để đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho da từ sâu bên trong.

Ai không nên uống nhiều trà xanh?

Điều gì xảy ra khi uống trà xanh sai thời điểm?
Uống quá nhiều trà dễ dẫn đến thiếu sắt vì trà rất giàu tannin, có thể liên kết với sắt và ngăn không cho sắt hấp thụ qua đường tiêu hóa.

Người bị các vấn đề dạ dày: Chất tannin có trong trà xanh làm tăng acid dạ dày, có thể gây đau dạ dày, cảm giác buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, không nên uống trà xanh khi bụng đói. Tốt nhất nên uống trà xanh sau bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược acid không nên uống trà xanh quá mức. Một nghiên cứu năm 1984 kết luận rằng trà là chất kích thích mạnh acid dạ dày.

Người nhạy cảm với caffein: Chất caffeine trong trà xanh gây chóng mặt hoặc choáng váng khi tiêu thụ với lượng lớn. Caffeine làm giảm lưu lượng máu đến não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hiện tượng như say tàu xe. Trong một số hiếm trường hợp, uống trà xanh có thể dẫn đến co giật. Trong một số trường hợp, uống trà xanh cũng làm tăng chứng ù tai. Nếu bị ù tai, hãy tránh uống trà xanh. Luôn uống trà xanh với lượng vừa phải, người nhạy cảm với caffeine nên tránh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm và chỉ xảy ra khi tiêu thụ với số lượng quá mức hoặc ở những người nhạy cảm với caffein.

Người bị thiếu sắt, thiếu máu: Uống quá nhiều trà dễ dẫn đến thiếu sắt vì trà rất giàu tannin, có thể liên kết với sắt và ngăn không cho sắt hấp thụ qua đường tiêu hóa. Nhiều người thưởng thức một tách trà ấm sau bữa ăn để giúp kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, trà xanh có tác dụng ngược lại nếu vừa một bữa ăn giàu chất sắt thì chất tannin trong trà xanh dễ ngăn cơ thể hấp thụ khoáng chất quan trọng này. Một nghiên cứu năm 2001 báo cáo rằng chiết xuất trà xanh làm giảm 25% sự hấp thụ sắt non-heme. Sắt non-heme là loại sắt chính có trong trứng, sữa và thực phẩm thực vật như đậu, vì vậy uống trà xanh cùng với những thực phẩm này dễ làm giảm hấp thụ sắt. Tuy nhiên, vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ sắt non-heme, vì vậy có thể vắt chanh vào trà hoặc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C khác được tiêu thụ trong bữa ăn, chẳng hạn như bông cải xanh. Ngoài ra, theo Viện Ung thư Quốc gia, uống trà giữa các bữa ăn dường như ít ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt nhưng để phòng ngừa, hãy tránh uống trà xanh nếu bị thiếu máu.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trà xanh có chứa caffeine, catechin và acid tannic. Tất cả ba chất này đều có liên quan đến nguy cơ mang thai. Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, uống trà xanh với lượng nhỏ, khoảng 2 tách mỗi ngày là an toàn. Lượng trà xanh này cung cấp khoảng 200mg caffeine. Tuy nhiên, uống hơn 2 tách trà xanh mỗi ngày là không an toàn và có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai cũng như một số tác động tiêu cực khác. Caffeine đi vào sữa mẹ làm ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu uống một lượng lớn có thể gây dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Người mắc bệnh tim mạch: Tuy việc uống trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, các vấn đề tim mạch khác như đột quỵ, đau thắt ngực, đau tim và ngừng tim. Nhưng bên cạnh lợi ích trên thì người mắc bệnh tim mạch lưu ý nếu uống quá nhiều trà, trà quá đặc gây tăng huyết áp, gây khó ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như gây nhịp tim không đều do hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và thận luôn luôn bị kích thích ở trạng thái hưng phấn. Người mắc bệnh đái tháo đường uống trà xanh hãy theo dõi lượng đường trong máu một cách cẩn thận, caffeine trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Người bị tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích: Chất caffeine trong trà xanh, đặc biệt là khi dùng với số lượng lớn làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Caffeine tạo ra tác dụng nhuận tràng vì nó kích thích cơ đại tràng co bóp và giải phóng thường xuyên hơn. Điều này dẫn đến việc phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, gây khó chịu cho dạ dày. Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, hãy tránh uống trà xanh. Để tránh những tác dụng phụ này, không nên uống trà xanh khi bụng đói. Thay vào đó, hãy tiêu thụ trà xanh sau mỗi bữa ăn. Nếu bị bệnh trào ngược acid, loét dạ dày, hãy tránh uống trà xanh vì có thể làm tăng acid.

Người bị rối loạn chảy máu: Trong một số ít trường hợp, trà xanh có thể gây rối loạn chảy máu. Các hợp chất trong trà xanh làm giảm nồng độ fibrinogen, một loại protein giúp đông máu. Trà xanh cũng ngăn ngừa quá trình oxy hóa acid béo, làm loãng máu. Nếu bị rối loạn đông máu, hãy tránh uống trà xanh.

Giảm hấp thụ protein và chất béo ở trẻ em: Chất tannin trong trà xanh có thể cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như protein và chất béo ở trẻ em. Nó cũng dẫn đến kích thích quá mức do chất caffeine có trong trà xanh. Do đó không nên cho trẻ em uống trà xanh.

Người bị bệnh gan: Bổ sung chiết xuất trà xanh có liên quan đến một số trường hợp tổn thương gan. Chiết xuất trà xanh có thể làm cho bệnh gan nặng hơn. Bệnh gan nặng, vì lượng caffeine trong máu tích tụ và tồn tại lâu hơn gây căng thẳng cho gan. Để tránh tác dụng phụ này, hãy tránh uống nhiều hơn 4 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày.

Người bị loãng xương: Uống trà xanh có thể làm tăng lượng canxi được thải ra ngoài qua nước tiểu. Caffeine nên được giới hạn ở mức dưới 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách trà xanh). Có thể bù đắp lượng canxi bị mất do caffeine gây ra bằng cách bổ sung canxi.

Lưu ý thời điểm uống trà xanh để đảm bảo sức khỏe

Điều gì xảy ra khi uống trà xanh sai thời điểm?
Khi uống trà phải chú ý lựa chọn và sử dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ cho biết, trà vừa là thức uống nhưng cũng là thuốc nên khi dùng phải chú ý lựa chọn và sử dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Khi uống trà, cần nhớ những nguyên tắc sau:

Tránh uống trà khi đói: Trà sẽ xâm nhập phế làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, và điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.

Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.

Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.

Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.

Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.

Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic trong lá trà sẽ làm cho protein ở thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Hãy uống trà xanh sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ có lợi cho sức khỏe.

Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

Tránh uống nước trà để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

8 loại rau giàu chất chống oxy hóa 8 loại rau giàu chất chống oxy hóa
Uống bia ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ? Uống bia ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?
Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm? Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?
Ăn quả chôm chôm giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm cân Ăn quả chôm chôm giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm cân
8 loại hải nên sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày 8 loại hải nên sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày
Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây
Nguy cơ tiềm ẩn từ việc lạm dụng thuốc giảm đau Nguy cơ tiềm ẩn từ việc lạm dụng thuốc giảm đau
Súp lơ xanh giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu Súp lơ xanh giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các thực phẩm tốt cho thận

Các thực phẩm tốt cho thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc bỏ chất thải và độc tố. Vì thế để bảo vệ sức khỏe cho thận, cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng.
Biện pháp phòng chống cháy nổ trong mùa nắng nóng

Biện pháp phòng chống cháy nổ trong mùa nắng nóng

Trong mùa nắng nóng, nguy cơ về cháy nổ luôn hiện hữu. Chính vì vậy chúng ta luôn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế cháy nổ xảy ra.
Các thói quen có thể gây suy thận

Các thói quen có thể gây suy thận

Những thói quen tưởng chừng như vô tội lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta lâu dài. Đặc biệt có thể dẫn tới một số căn bệnh nguy hiểm như suy thận.
Trước khi ngủ bạn nên tránh xa những thực phẩm này kẻo "rước bệnh" vào người

Trước khi ngủ bạn nên tránh xa những thực phẩm này kẻo "rước bệnh" vào người

Nhiều người hiện nay đang gặp phải tình trạng thiếu ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ăn tối khuya và chế độ ăn uống có thể là một lý do.
Cần chủ động tăng cường phòng, chống bệnh do não mô cầu

Cần chủ động tăng cường phòng, chống bệnh do não mô cầu

Ngày 13/6/2024, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế ban hành Công văn số 517/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo, tổ chức triển khai tăng cường phòng, chống bệnh do não mô cầu.
Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe với ngô luộc

Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe với ngô luộc

Ngô luộc là món ăn quen thuộc, dân dã mà hầu như ai cũng đã từng thưởng thức. Không chỉ đơn giản, dễ làm, ngô luộc còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.
Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ đại dương

Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ đại dương

Với hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào có trong dầu cá đã mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời, xứng đáng là "món quà" quý giá từ đại dương.
Tác hại khôn lường khi để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Tác hại khôn lường khi để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Tủ lạnh được sử dụng để bảo quản thực phẩm, tuy nhiên nếu bạn để thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thực phẩm và tủ lạnh.
Mì ăn liền Việt Nam được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Mì ăn liền Việt Nam được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm là một bước tiến quan trọng, giúp mì ăn liền Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường EU. Đây cũng là minh chứng cho sự nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản.
Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên

Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên

Tôm là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy đây là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong việc chế biến món ăn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt giữa tôm nuôi và tôm tự nhiên.
Nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh

Nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh

Đột quỵ khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Cua đồng - món ngon bổ dưỡng nhưng cần lưu ý kẻo "rước họa vào thân"

Cua đồng - món ngon bổ dưỡng nhưng cần lưu ý kẻo "rước họa vào thân"

Cua đồng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt, đặc biệt vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về dinh dưỡng, cua đồng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách.
Bé gái 11 tuổi bị rắn cắn nguy kịch sau khi thầy lang hút nọc, bó chân

Bé gái 11 tuổi bị rắn cắn nguy kịch sau khi thầy lang hút nọc, bó chân

Bé gái bị rắn cắn nhưng thay vì đưa đến bệnh viện ngay lập tức, gia đình lại đưa bé đến thầy lang để hút nọc và bó chân.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hiệu suất thể thao của cầu thủ Việt Nam

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hiệu suất thể thao của cầu thủ Việt Nam

Nâng tầm dinh dưỡng trong thể thao là một trong những mục tiêu rất được quan tâm nó quyết định đến sức bền của các cầu thủ.
Bí quyết giúp giảm rụng tóc

Bí quyết giúp giảm rụng tóc

Rụng tóc là một hiện tượng bình thường, nhưng nếu rụng tóc nhiều trong thời gian dài thì chúng ta cần phải có cách khắc phục.
Những lưu ý khi sử dụng mật ong

Những lưu ý khi sử dụng mật ong

Mật ong được ví như "thần dược", nhưng ở một số đối tượng mật ong được khuyến cáo là không nên sử dụng.
Bột sắn dây - Bí quyết khỏe đẹp từ thiên nhiên

Bột sắn dây - Bí quyết khỏe đẹp từ thiên nhiên

Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến như một thức uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, "vũ khí" bí mật này còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho nhan sắc và sức khỏe.
Bí quyết "đánh gục" cơn thèm ăn - Kẻ thù số 1 của hành trình giảm cân

Bí quyết "đánh gục" cơn thèm ăn - Kẻ thù số 1 của hành trình giảm cân

Cơn thèm ăn chính là kẻ thù số 1 cản trở hành trình giảm cân của bạn. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng, bởi vì đã có những bí quyết hiệu quả giúp bạn "đánh gục" kẻ thù này và chinh phục mục tiêu giảm cân của mình.
Các bệnh nấm da phổ biến vào mùa mưa

Các bệnh nấm da phổ biến vào mùa mưa

Mùa mưa với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cộng thêm cường độ nắng cao và môi trường ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh mẽ, trở thành mối đe dọa cho làn da.
Lưu ý khi sử dụng nấm rừng làm thực phẩm?

Lưu ý khi sử dụng nấm rừng làm thực phẩm?

Nấm rừng là một loại nấm mọc trong rừng. Nếu chúng ta không biết khi sử dụng nấm rừng thì nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao.
Ăn cơm rượu nếp có say không?

Ăn cơm rượu nếp có say không?

Ăn cơm rượu nếp có say không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người Việt Nam yêu thích món ăn này, ngoài hương vị có nồng độ men vừa đủ thì cơm rượu còn là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.
Cách bảo quản gà luộc trong tủ lạnh nhiều ngày không bị hỏng

Cách bảo quản gà luộc trong tủ lạnh nhiều ngày không bị hỏng

Nhiều người cho rằng gà luộc sau khi ăn không hết chỉ cần cho vào tủ lạnh xong hôm sau ăn tiếp. Tuy nhiên việc bảo quản gà luộc trong tủ lạnh không đúng cách sẽ khiến gà bị hỏng, gây ôi thiu và không sử dụng được.
Để quần áo qua đêm trong máy giặt: Vô hại hay có hại?

Để quần áo qua đêm trong máy giặt: Vô hại hay có hại?

Một số chị em phụ nữ có thói quen để quần áo giặt xong qua đêm trong máy giặt. Chính việc làm này tưởng chừng vô hại, nhưng lại rất có hại đối với máy giặt và quần áo cũng như sức khỏe của chúng ta.
Chuối - "Vũ khí" phòng chống đột quỵ hiệu quả nhờ hàm lượng kali dồi dào

Chuối - "Vũ khí" phòng chống đột quỵ hiệu quả nhờ hàm lượng kali dồi dào

Chuối là loại trái cây phổ biến, dễ tiếp cận và là nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali là khoáng chất thiết yếu giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Những ai nên cẩn trọng khi ăn quả thanh long?

Những ai nên cẩn trọng khi ăn quả thanh long?

Thanh long với hương vị ngọt thanh mát và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đây là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận hưởng trọn vẹn lợi ích của loại quả này.
6 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thí sinh vào mùa thi

6 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thí sinh vào mùa thi

Ngoài việc ôn luyện tốt để chuẩn bị cho kỳ thi thì sức khỏe cũng là yếu tố quyết định đến việc thi cử của thí sinh. Bởi có sức khỏe tốt thì các thí sinh mới hoàn thành tốt kỳ thi của mình. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng cho các thí sinh trong mùa thi cử được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Tác hại của việc uống nước đóng chai hết hạn sử dụng

Tác hại của việc uống nước đóng chai hết hạn sử dụng

Nước lọc đóng chai là một loại nước uống được sử dụng phổ biến trên thế giới bởi tính tiện ích cùng tác dụng của loại nước này. Tuy nhiên nếu sử dụng nước uống đóng chai mà hết hạn sử dụng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Nước mía giúp giải nhiệt cơ thể hay "kẻ thù" của cân nặng?

Nước mía giúp giải nhiệt cơ thể hay "kẻ thù" của cân nặng?

Mía từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc trong mùa hè nóng bức bởi vị ngọt thanh mát và khả năng giải nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e ngại việc uống nước mía có thể dẫn đến tăng cân. Vậy, sự thật là gì?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động