Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt mức kỷ lục 2,5 tỷ USD Giá sầu riêng tiếp tục lặng sóng Sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc |
Thị trường sầu riêng “hỗn loạn”, nhiều doanh nghiệp thua lỗ rời sân chơi. Ảnh Chí Nhân |
Giá sầu riêng ghi nhận ngày 25/11 tại thị trường trong nước ổn định ở mức cao. Hiện tại, giá sầu riêng Ri6 lựa được thu mua cao nhất đến 110.000 đồng/kg tại các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Cụ thể ghi nhận, giá sầu riêng tại vườn ngày 25/11: Sầu riêng Ri6 ở mức 95.000 – 110.000 đồng/kg; giá riêng Thái cũng ở mức 125.000 – 142.000 đồng/kg; sầu riêng Musaking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 95.000 – 110.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 135.000 – 142.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ổn định ở mức 125.000 – 135.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 95.000 – 108.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 130.000 -138.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô vẫn ổn định ở mức 125.000 – 130.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 Xô ổn định, mức giá thương lái mua 95.000 – 108.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 130.000 -138.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô vẫn ổn định ở mức 125.000 – 130.000 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam thời gian qua đã tăng trưởng rất mạnh, từ mức chỉ đạt kim ngạch 29,2 triệu USD vào năm 2016 thì đến năm 2022 tăng vọt lên 420 triệu USD. Bước sang năm 2023, chỉ trong 10 tháng, xuất khẩu sầu riêng ước đạt 1,82 tỷ USD và được dự báo sẽ đem về kim ngạch 2 tỷ USD trong cả năm.
Xuất khẩu tăng vọt khiến giá sầu riêng lên cơn sốt kể từ đầu năm 2023, thậm chí có thời điểm lên tới 200.000 đồng/kg.
Do sầu riêng được giá bán nên thời gian qua nhiều nông dân hủy cọc để bán cho cò, lái với giá cao hơn. |
Ông Nguyễn Văn Mười, Trưởng chi nhánh phía Nam của Hội làm vườn Việt Nam, cho biết do sầu riêng được giá bán nên thời gian qua nhiều nông dân hủy cọc để bán cho cò, lái với giá cao hơn khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng thua lỗ nặng.
Theo ông Mười, việc này khiến các công ty xuất khẩu mặt hàng trái cây này gặp khó trong hoàn thành đơn hàng cho đối tác, phải bù lỗ sau mỗi chuyến hàng xuất khẩu.
Cụ thể ông Mười cho rằng, ngoài lúa gạo thì năm nay trái sầu riêng là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu tuyệt vời và được giá cao. Cũng chính vì vậy mà sức nóng của loại “vua trái cây” này trong thời gian qua trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết khi thị trường chứng khiến tranh mua, tranh bán, loạn giá…kéo dài.
Nhiều người nông dân, chủ vườn trồng… đã ký hợp đồng cung cấp sầu riêng với các nhà xuất khẩu trước đó nhưng khi thấy được giá cao lại bẻ kèo, bẻ cọc. Các doanh nghiệp xuất khẩu không mua được hàng hoặc giá bán bị đẩy lên cao dẫn đến phải bù lỗ sau mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Với tình trạng trên, doanh nghiệp càng làm càng lỗ.
Đáng chú ý, việc người trồng thu hoạch trái sầu riêng chưa đủ tuổi còn ảnh hưởng đến uy tín của nhà xuất khẩu cũng như trái sầu riêng trong nước. Do đó, khi bên nhập khẩu nhận được sản phẩm “non tuổi” thì cho rằng sầu riêng không đạt chất lượng. “Nhiều công hàm phía đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc cho rằng sản phẩm trái sầu riêng thu hoạch bị “non tuổi” dẫn đến trái không chín, cơm sầu riêng bị sượng, chất lượng không đảm bảo và đối tác không lấy hàng”, ông Mười nói, và cho rằng việc duy trì cam kết với các đối tác nhập khẩu bị ảnh hưởng.
Trên thực tế do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thương lái chạy theo số lượng nên cố tình cắt sầu riêng chưa đủ tuổi để bán tại các thị trường dễ tính. Đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến chất lượng sầu riêng tại Việt Nam bị giảm sút, cũng là lý do sản lượng nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ hàng để xuất khẩu sang thị trường khó tính.
Theo ông Mười ghi nhận trong năm nay, hơn 50% doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng rơi vào tình trạng khó khăn và thua lỗ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp được phép xuất khẩu chính ngạch thấy bất ổn nên đã nhanh chóng rời thị trường này.
ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cũng cho biết thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng rất khó khăn vì thị trường rơi vào tình trạng “tranh mua – tranh bán”.
Đáng chú ý là mùa vụ sầu riêng vào tháng 8-9-10 vừa qua ở vùng Tây Nguyên, do độc quyền (những vùng khác qua mùa), nên nhiều nông dân đã chấp nhận đền “tiền cọc” của nhà nhập khẩu để bán cho thương lái hoặc doanh nghiệp khác với giá cao hơn.Ông Nguyên cho rằng một số doanh nghiệp lỗ lên đến hàng chục tỉ đồng, thậm chí có doanh nghiệp cao hơn.
Nút thắt “tranh bán – tranh mua và bẻ cọc” khiến cho cộng đồng doanh nghiệp rất khó khăn. Để kinh doanh mặt hàng này bền vững, theo ông Nguyên, doanh nghiệp xuất khẩu cần có vườn trồng trái sầu riêng. Điều này là nhằm phòng ngừa rủi ro trong trường hợp người trồng “bẻ cọc” thì doanh nghiệp còn có sản phẩm để cung cấp cho nhà nhập khẩu.
Việt Nam có 85.000 ha sầu riêng, trong đó 51% đã cho thu hoạch |
Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng |
Sầu riêng sốt giá, Bến Tre khuyến cáo không thu hoạch sầu riêng non |