Tác dụng của cây mề gà Tác dụng chữa bệnh của cây nổ gai Những công dụng tuyệt vời của cây qua lâu có thể bạn chưa biết |
Đặc điểm của thiên hoa phấn
Cây qua lâu |
Thiên hoa phấn là rễ của cây qua lâu, có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ bầu bí – Curcurbitaceae, tên gọi khác qua lâu căn, rễ dưa trời, rễ dưa núi…
Thiên hoa phấn có chiều dài từ 8 – 16cm và đường kính ước chừng khoảng 1,5 – 5,5cm, phần vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc xanh vàng hơi nâu với các nếp nhăn theo chiều dọc. Sẹo rễ con và các mao mạch trong lõi hơi lõm ngang, một số ít vỏ ngoài màu vàng nâu. Rễ đặc cứng, bẻ gãy có màu trắng hoặc hơi vàng, có bột, gỗ màu vàng, vân chạy chiều dọc xếp tỏa tròn trên bề mặt cắt ngang.
Ở Việt Nam, thường tìm thấy thiên hoa phấn mọc hoang nhiều ở mé đường vùng núi hoặc các bãi đất hoang. Rễ qua lâu (thiên hoa phấn) có dạng đặc cứng, bên trong chứa nhiều tinh bột màu trắng hoặc hơi vàng cùng chất nhầy, Trichosanthin karasurin là chủ yếu.
Người ta thường bắt đầu thu hoạch thiên hoa phấn vào mùa đông. Rễ sau khi được lấy về sẽ loại bỏ sạch lớp bên ngoài và cắt thành từng đoạn nhỏ. Đối với những rễ qua lâu to sẽ được bổ dọc, riêng rễ nhỏ giữ nguyên. Thiên hoa phấn sau đó bảo quản bằng cách xông diêm sinh thường được phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Thiên hoa phấn có chứa các thành phần hóa học như: trichosanthin, karasurin A, B, C, T 33, các saponin gồm cucurbitacin B, cucurbitacin D, và các polysaccharid gồm fructose, glycose, galactose, xylose, manose.
Theo y học cổ truyền: Thiên hoa phấn có vị đặc trưng ngọt nhẹ, không mùi, tính hàn, giúp giảm đau, sinh tân dịch, nhuận táo, chỉ khát, chữa miệng khô khát, sốt nóng, lở ngứa, hoàng đản hoặc viêm tấy.
Vị thuốc này thường được dùng dưới dạng bột, sắc lấy nước hoặc giã nát để điều trị nóng sốt, các chứng nhiệt, miệng khô khát nước, hoàng đản, đau vú, lở ngứa, sưng tấy.
Liều dùng: 8 – 16 g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4 – 8 g.
Bài thuốc sử dụng thiên hoa phấn
Trị đái tháo đường
Thiên hoa phấn, sơn thù, sa sâm mỗi vị8g, hoài sơn, thục địa, mỗi vị 20g; kỷ tử, thạch hộc, đơn bì mỗi vị 12g. Tất cả dùng để sắc uống, sử dụng trong ngày.
Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da
Thiên hoa phấn, rễ cây é lớn đầu mỗi loại 8g đem thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, mỗi ngày uống một lần.
Chữa sốt rét
Thiên hoa phấn, quế chi, sài hồ, hoàng cầm mỗi vị 8g, can khương, cam thảo, mỗi vị 6g, mẫu lệ 12g. tất cả đem sắc uống, ngày dùng một lần.
Trị quai bị
Thiên hoa phấn, thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh mỗi vị 8g, thạch cao 16g, ngưu bàng, cát căn mỗi vị 12g, cam thảo, sài hồ mỗi vị 4g. Sắc các vị thuốc, uống ngày 1 thang.
Chữa mụn nhọt lâu ngày
Thiên hoa phấn 8g, bạch chỉ, ý dĩ mỗi vị 10g. Các vị thuốc tán bột hoặc sắc uống.
Trị viêm amidan mạn tính
Thiên hoa phấn, sơn thù, trạch tả, đơn bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 8g, sinh địa 16g, hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g, xạ can 6g. Đem các dược liệu sắc thuốc, ngày uống một lần.
Chữa tắc sữa
Cách 1: Thiên hoa phấn, sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp mỗi vị 8g, thanh bì, cát cánh, thông thảo mỗi vị 6g, bạch thược 12g. Tất cả đem sắc uống.
Cách 2: Thiên hoa phấn, xuyên sơn giáp rang phồng mỗi loại 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước.
Trị thấp khớp
Thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đơn sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt mỗi vị 12g, bạch chỉ 8g, cam thảo 4g. Tất cả dùng sắc thuốc uống.
Lưu ý khi sử dụng thiên hoa phấn
Phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng thiên hoa phấn.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc.
Tác dụng chữa bệnh của quả sơn tra |
Tác dụng chữa bệnh của cây cơm nếp |
Những công dụng tuyệt vời của cây qua lâu có thể bạn chưa biết |