Sống khỏe: Bài thuốc chữa bệnh ít người biết từ cây cam thảo đất

Cam thảo đất hay còn gọi là cam thảo nam, là loại cây mọc dại ở lề đường. Tuy nhiên, đây lại là một loại dược liệu quý được sử dụng để hỗ trợ làm giảm đường huyết, cải thiện các triệu chứng tiểu đường và làm tăng hồng cầu. Ngoài ra, có thể hỗ trợ làm giảm các mô mỡ, làm lành các vết thương, tăng cường cảm giác ngon miệng...
Sống khỏe: Công dụng tuyệt vời từ cây rau muống Sống khỏe: Bài thuốc ít người biết đến từ cây nhàu Sống khỏe: Một số công dụng chữa bệnh từ cây sâm bố chính
Cây cam thảo đất
Cây cam thảo đất

Cam thảo đất còn có tên gọi khác: Dã cam thảo, thổ cam thảo, giả cam thảo, cam thảo nam…Tên khoa họclà Seoparia dulcis. Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophularriaceae.

Đặc điểm cây cam thảo đất

Cây cao từ 30 – 80 cm, thân nhẵn, rễ to hình trụ, lá đơn mọc đối hoặc mọc vòng 3 lá một, lá hình mác hay hình trứng ngược. Mùa hè, cây ra hoa màu trắng, quả nhỏ nhiều hạt bên trong.

Hoa cam thảo đất mọc riêng lẻ ở các nách lá. Ở mỗi nách lá có khoảng 4 – 7 hoa nhỏ. Mùa hạ ra hoa, màu trắng, không có lông, nửa trên hoa có răng cưa, nửa dưới nguyên. Quả có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Theo một số nghiên cứu cho biết trong thân cam thảo đất có chứa các alkaloid, axit silixic và chất đắng.

Bộ phận sử dụng dược liệu: Toàn thân cam thảo đất được ứng dụng để làm dược liệu với tên dược là Herba Scopariae dulcis.

Theo Đông y, dược liệu có vị đắng nhẹ, hậu ngọt, mùi thơm đặc trưng
Theo Đông y, dược liệu có vị đắng nhẹ, hậu ngọt, mùi thơm đặc trưng

Phân bố: Cam thảo đất mọc hoang ở các bờ ao, ruộng, khu đầm lầy ẩm ướt ở vùng nhiệt đới. Cam thảo đất được tìm thấy ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và cả châu Mỹ.

Tại Việt Nam, cam thảo đất mọc hoang ở khắp nơi, ven các đường đi, bờ ruộng...

Thu hái – Sơ chế

Cam thảo đất có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, dược liệu thu hái vào mùa xuân – hè được cho là có chất lượng tốt nhất. Khi thu hái nên đào cả phần gốc rễ của dược liệu.

Sau khi thu hái, mang về rửa sạch bùn đất, thái nhỏ có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, bảo quản dùng dần.

Cách bào chế dược liệu cam thảo đất: Loại bỏ các tạp chất, cắt thành đoạn nhỏ, vi sao.

Bảo quản dược liệu: Dược liệu cam thảo đất đã bào chế cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

Công dụng của cam thảo đất

Theo y học hiện đại: Do có chứa chất Amellin nên làm giảm đường trong máu, hỗ trợ ổn định đường huyết. Hơn nữa, Amellin còn giúp cơ thể hòa tan chất xơ nhanh chóng, thúc đẩy tiêu hóa protein dễ dàng và mau lành vết thương. Trong alcaloid có chứa lượng nhỏ morphin, cocaine… Chúng giúp giảm đau, hạ huyết áp, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn…

Ngoài ra, trong vị thuốc còn chứa tinh dầu maniol và dulciol có công dụng bổ phế, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc… Tìm hiểu thêm về một dược liệu có công dụng giải độc: Hoàng liên: sen vàng giải độc và thanh hỏa.

Theo Y học cổ truyền: Cam thảo đất có vị ngọt đắng, tính mát. Quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Can, giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, lợi tiểu, giải cảm, thúc đẩy tiêu hóa, đặc biệt là protein...

Liều dùng khuyến cáo

Dùng tươi: 20 – 40g mỗi ngày

Dùng khô: 8 – 12g mỗi ngày

Một số bài thuốc từ cây cam thảo đất

Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay:

Bài thuốc: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 20g bông mã đề 15g, cam thảo đất 15g đun nước ống trong ngày, uống liền 1 tháng bệnh sẽ lui.

Giảm mụn nhọt:

Bài thuốc: Kim ngân hoa 20g, sài đất 15g, cam thảo đất 15g, râu ngô 20g, diệp hạ châu 20g. Sắc uống chia 2 lần sáng chiều. Khi dùng thuốc kiêng bia rượu, hạn chế đồ ăn cay nóng.

Cam thảo đất giúp giảm mụn nhọt
Cam thảo đất giúp giảm mụn nhọt

Hỗ trợ điều trị sốt phát ban trong bệnh sốt xuất huyết độ 1:

Bài thuốc: Cam thảo đất 15g, cỏ nhọ nồi tươi 15g, sài đất 15 g, trắc bách diệp 12g, cát căn 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống sáng chiều.

Chữa bệnh lỵ mạn:

Bài thuốc: Cam thảo đất 15g, lá mơ lông tím 20g, cỏ sữa lá nhỏ 20g, rau sam 30g. Tất cả sao vàng hạ thổ, cho vào 1 thang, đổ 500ml nước, đun cạn còn 300ml, uống chia 2 lần, sáng chiều.

Giải độc bia rượu do hay phải uống bia rượu nhiều:

Bài thuốc: Cà gai leo 30g, diệp hạ châu 50g, cam thảo đất 30g, cây kim tiền thảo, đun nước uống hằng ngày, giúp giải độc cơ thể, làm mát gan thận.

Lưu ý khi sử dụng cam thảo đất

Cam thảo đất không được sử dụng để uống thay nước hàng ngày. Nếu sử dụng với số lượng lớn liên tục, trong nhiều ngày có thể dẫn đến phù nề. Do đó, thường dùng 3 – 5 ngày, sau đó nghỉ một ngày.

Cam thảo đất là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y để điều trị ho, sởi, phù nề, cảm cúm và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cây cam thảo đất, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách dùng.

* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.

P. Ly

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp mộc mạc, mùi hương dễ chịu, hoa bưởi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chồn là một loại cây canh, dược liệu có tính bình và vị đắng, quy kinh Phế và Thận. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc.
Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc là một loại thảo mộc, lá rau khúc làm thực phẩm chế biến một số món ăn như: rau khúc làm bánh, rau khúc nấu xôi... , ngoài ra, một số bộ phận của cây thường được dùng để làm thuốc.
Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm là một loại thực vật cho sức khỏe dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật, hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của hành tăm
Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Cây long não có vị cay, tính nóng, có độc. Tác dụng: sát trùng, tiêu viêm, kích thích hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.
Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu là trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng cũng là dược liệu quý giải nhiệt mùa hè và nhiều bài thuốc có lợi ích sức khỏe.
Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa nhiều loại bệnh. Ngày nay, lá sen đã được nghiên cứu để sử dụng chữa nhiều bệnh hơn và hỗ trợ làm đẹp.
Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Sắn dây không chỉ là thực phẩm được sử dụng để thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng có sức kháng địch tự nhiên và sức sinh trưởng vô cùng mạnh, không cần một loại thuốc sâu hay phân bón nào, cây lên vững chãi, không ngại mưa rừng, không ngại nắng nóng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng là một loại cây được sử dụng tạo bóng mát. Ngoài ra, toàn bộ cây báng từ thân, quả, lá đến rễ đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Tết là dịp gia đình sum vầy, là thời điểm mà sức khỏe cần được quan tâm hơn cả, sử dụng cây thuốc quanh nhà là một giải pháp chữa bệnh tiết kiệm và hiệu quả.
Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Cây mò hoa trắng có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về phụ khoa cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm loét tử cung, điều trị mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp.
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bên cạnh vai trò làm "chiếc áo" cho bánh chưng, bánh tét ngày Tết, lá dong còn ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Gỗ tần bì được yêu thích và sử dụng rất phổ biến trong trang trí và thiết kế, ngoài ra loại cây này còn có thể dùng để chữa bệnh.
Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy, là món quà quý giá từ thiên nhiên cho nhiều tác dụng trong y học, dược liệu cho nhiều bài thuốc.
Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn là một loài cây cỏ mọc hoang, bạn có thể nhìn thấy loài cây này khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, điều trị vết thương và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Lức dây là cây thuốc Nam quý trong dân gian Việt Nam, cây này thường mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo.
Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc, có thể hái lá gần như quanh năm.
Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng được biết đến với dáng đẹp, sắc hoa lãng mạn, hầu như không phải chăm sóc, tán rộng, che nắng tốt nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng trong y học.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động