Sống khỏe: Công dụng tuyệt vời từ cây rau muống

Trong Y học cổ truyền, các y gia xem rau muống là vị thuốc với hai chức năng là chữa bệnh và bồi bổ. Bên cạnh là món ăn được sử dụng hàng ngày, rau muống còn giúp thanh nhiệt, giải độc mùa hè và hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả.
Những loại thực phẩm đơn giản giúp thải độc tố trong ruột Sống khỏe: Thiền định và những lợi ích đối với sức khỏe Những công dụng tuyệt vời của đỗ đen đối với sức khỏe
Rau muống
Rau muống

Rau muống có hai loại (trắng và tía), mỗi loại có đặc tính riêng và có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước.

Các chất dinh dưỡng trong rau muống rất đa dạng và phong phú. Mỗi 100g rau muống có 1,9 - 3,2g protein; 1,9 - 3,5g caroten (gấp 8 lần trong cà chua); 7 - 28mg vitamin C; 0,1mg vitamin B1; 0,09mg vitamin B2; khoảng 0,7mg vitamin PP; 100mg canxi; 37mg Phôtpho; 1,4mg sắt...

Theo một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho biết trong loại rau muống tía có chứa một hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, rất tốt với người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra rau muống còn có tác dụng lợi tiểu, cầm máu...

Trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát; vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện (khỏi chứng táo bón và đái dắt), sinh da thịt (ăn nhiều thì da thịt nở nang), giải các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, thạch tín, khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn, rất cắn...).

Sống khỏe: Công dụng tuyệt vời từ cây rau muống
Trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát...

Một số công dụng của rau muống:

Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa để ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt, ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh.

Thanh nhiệt, lương huyết, chữa tâm phiền, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, nước vừa đủ, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.

Cải thiện đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm, ăn thường xuyên.

Chữa kiết lỵ: Cọng rau muống tươi 400g, vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu nước uống.

Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu...: Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong.

Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.

Sống khỏe: Công dụng tuyệt vời từ cây rau muống
Rau muống hỗ trợ chữa khí hư bạch đới...

Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g nấu nước uống (rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).

Lở ngứa, loét ngoài da, zona: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.

Hỗ trợ chữa đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.

Chữa ho ra máu: Rau muống và củ cải tươi - 2 thứ lượng bằng nhau; giã vắt lấy 1 bát nước cốt, thêm chút mật ong vào uống.

Chỉ huyết, cầm máu, chữa chảy máu cam: Cuộng rau muống giã nát, lọc lấy nước, thêm chút đường hoặc mật ong vào uống.

Lưu ý khi sử dụng rau muống:

Người dùng cần chú ý không sử dụng rau muống với người suy nhược cơ thể, người đang có vết thương, mụt nhọt vì rau muống có thể làm lồi sẹo.

Ngoài ra, không dùng với người bị huyết áp thấp, huyết áp cao, nhịp tim chậm...

Khi đang dùng thuốc Đông y, không nên ăn quá nhiều rau muống vì có thể làm giảm tác dụng của bài thuốc (giống như tác dụng của đậu xanh)...

* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.

Từ Diệu

Cùng chuyên mục

Tin khác

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động