Tác phẩm sanh có tên “Phù Đổng Thiên Vương” được coi là một "huyền thoại" độc đáo trong làng cây Việt Nam. |
Không dễ để tiếp cận và thưởng lãm siêu phẩm sanh cổ thụ này ngoài những dịp chủ nhân của siêu phẩm là ông Nguyễn Trọng Trường (Hải Dương) - biệt hiệu Trường “giấy” đem đi trưng bày tại Triển lãm cây cảnh. Tác phẩm sanh có tên “Phù Đổng Thiên Vương” được coi là một "huyền thoại" độc đáo trong làng cây Việt Nam. Tác phẩm thể hiện sự đồ sộ, sừng sững khiến du khách, giới chơi cây cảnh phải ngỡ ngàng, thán phục.
Ông Nguyễn Trọng Trường, một đại gia chơi cây “khét tiếng”, chủ nhân tác phẩm cho biết, ông mới sở hữu tác phẩm được một thời gian ngắn. Trước kia, cây đặt trên một chậu nhỏ không phù hợp, sau khi mua về đặt cây lên chậu lớn làm tôn lên sự mạnh mẽ của cây.
Đây là tác phẩm sanh cổ thụ kết hợp giữa cây và đá hay còn gọi là “mộc thạch tương sinh” đẹp nhất Việt Nam. |
Từng rễ cây bám vào đá rất uyển chuyển, ăn ý với khối đá, tạo nên một tổng thể hài hòa, có nét độc đáo riêng, không "đụng hàng" với bất kỳ một tác phẩm nào. |
“Trong khuôn viên nhà có hàng chục tác phẩm quý nhưng đây là tác phẩm tôi yêu thích nhất bởi nó được làm theo hình tượng Thánh Gióng, một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Cây thể hiện sự mạnh mẽ, có ý chí vươn lên và không khuất phục giặc ngoại xâm của ông cha ta”, ông Trường nói.
Theo chủ nhân của cây, đây là tác phẩm kết hợp giữa cây và đá hay còn gọi là “mộc thạch tương sinh” đẹp nhất Việt Nam. Từng rễ cây bám vào đá rất uyển chuyển, ăn ý với khối đá, khiến cho tác phẩm độc đáo, không đụng hàng với bất kỳ một tác phẩm nào.
Chủ nhân của tác phẩm này cho biết, trước kia, cây đặt trên một chậu nhỏ không phù hợp, sau khi mua về đặt cây lên chậu lớn làm tôn lên sự mạnh mẽ của cây. |
Theo chủ nhân cũ của sanh cổ "Phù Đổng Thiên Vương", cây được ký lên một khối đá nguyên khối khai thác từ rừng Cúc Phương (Ninh Bình). |
Khối đá trước khi được sử dụng cho tác phẩm sanh bonsai, nghệ nhân phải dùng axit tẩy lớp vỏ bên ngoài, sau đó đưa xuống bùn ao ngâm hơn một năm. |
Theo chủ nhân cũ của tác phẩm, ông Lê Quang Đảm (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, cây được một nghệ nhân rất giỏi tạo ra, được ký trên đá đã gần 20 năm nay.
Theo ông Đảm, cái giỏi của người nghệ nhân là có ý tưởng trước xong mới làm cây, tìm đá để kết hợp tạo nên tác phẩm có tên Phù Đổng Thiên Vương.
“Cây được ký lên một khối đá nguyên khối khai thác từ rừng Cúc Phương (Ninh Bình). Khối đá trước khi được sử dụng, nghệ nhân phải dùng axit tẩy lớp vỏ bên ngoài, sau đó đưa xuống bùn ao ngâm hơn một năm. Cuối cùng dùng khoai tây nghiền nát trộn với mỡ lợn trát lên đá để tạo màu và khử âm khí”, ông Đảm cho biết.
Từng đường rễ bám vào đá, xuyên vào hốc đá rất nghệ thuật, cây sanh ký lên đá được gần 20 năm nên rễ đã bệt vào đá. |
Tác phẩm hiện tại đã được định giá nhiều tỷ đồng. |
Ông Đảm sở hữu một thời gian, do chuyển gia đình vào Sài Gòn sinh sống nên chuyển nhượng lại cho ông Trường. “Trước khi bán tôi phải đến đền thờ Thánh Gióng ở Gia Lâm thắp hương xin bán cây vì cây có một phần tâm linh”, ông Đảm kể.
“Thời điểm chuyển nhượng cho ông Trường cách đây mấy năm lên đến tiền tỷ, bây giờ cây phải có giá nhiều tỷ đồng”, ông Đảm nói.
Cho đến nay siêu phẩm sanh cổ 'Phù Đồng Thiên Vương' vẫn thể hiện đẳng cấp trong làng cây cảnh. Tác phẩm hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của thiên nhiên kết hợp với sự tài hoa, sáng tạo của người nghệ nhân và mang một ý nghĩa rất lớn về lịch sự, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Bởi thế, sở hữu siêu phẩm “mộc thạch tương sinh” được coi là đẹp nhất Việt Nam này là mơ ước của người yêu cây cảnh Việt./.