Quả hoang dại xưa đầy hàng rào nay thành đặc sản được săn lùng |
Quả la hán có tên khoa học là Siraitia grosvenorii, là loại thảo mộc thân leo, mọc tua rua và có khả năng uốn và sống dựa vào các cây thực vật khác để leo lên đón ánh sáng mặt trời. Quả có hình tròn hoặc hình tròn dài quả trứng, đường kính từ 5 cm đến 8 cm.
Quả la hán còn có tên khác là giả khổ qua, la hán quả. Cây la hán là cây dặc sản vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc, hiện nay La hán được bán rất nhiều tại Việt Nam dưới hình thức quả khô hoặc dưới dạng chế phẩm.
Quả có màu xanh lục, khi được phơi khô hay sấy khô sẽ chuyển sang màu nâu hoặc vàng. Phần bên ngoài của quả có một lớp lông nhu mỏng, khá giòn, có thể dùng tay bóp được. Bên trong quả có nhiều hạt và thịt màu trắng, sờ vào cảm giác xốp nhẹ. Hạt của quả la hán có hình tròn, ở giữa có rãnh nhỏ.
Loại cây này được trồng chủ yếu ở nam Trung Quốc và bắc Thái Lan. Cây được đem nhân giống và trồng để thu hoạch quả. Mùa thu hoạch thường là vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
Thân cây có thể dài từ 1-3 m, dọc thân cây có nhiều tua cuốn, lá hình tim nhọn, chiều dài lá khoảng 10-20 cm, rộng 3,5-12cm, hoa mọc theo chùm, mỗi chùm 3-5 bông, cánh hoa mỏng màu vàng nhạt.
Ở Việt Nam, la hán được gieo trồng nhiều nhất ở các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc như Lào Cai, Sơn La,… Nếu như từng đi qua các tỉnh này du lịch, có lẽ bạn sẽ bắt gặp cảnh quả la hán sau khi sấy khô được bày bán rộng khắp như đặc sản của vùng.
Quả la hán có hình cầu, đường kính 5-8 cm, màu xanh lục. Khi phơi khô, mỏ quả la hán chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu đen, bên ngoài bóng và phủ một lớp nhung mỏng. Quả la hán có vị bùi, ngon ngọt. Những quả này thường được thu hái vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Những quả già, to và lắc có tiếng kêu sẽ được hái mang về phơi trước khi sử dụng.
Quả la hán ngọt, mát, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nếu trước đây thứ quả dại này không được ai để ý tới thì giờ đây được người dân thành phố "săn lùng" để mua. Chị Hoài Thương - người bán quả la hán khô ở Hà Nội cho biết: "Quả này có vị ngọt tự nhiên, có thể nấu nước uống giải nhiệt hiệu quả hoặc nấu canh la hán. La hán thái thành từng lát và cho vào nồi, đổ nước đun kỹ, cho thịt nạc vào nấu canh, có thể cho thêm bột gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị.
Quả khô có giá từ 300.000-350.000 đồng/kg |
Trên thị trường, la hán được bán là quả khô, có giá từ 300.000-350.000 đồng/kg nhưng không phải khi nào cũng mua được. Nên chọn những quả to, tròn, cứng, khi lắc không nghe tiếng động bên trong. Dùng dao tách vỏ, chỉ lấy phần bên trong cho vào bình. Đổ nước đun sôi vào, hãm khoảng 15 phút là đã có thể bắt đầu sử dụng. Nước la hán có vị ngọt thanh, vô cùng dễ uống".
Chị Thương nói thêm, quả la hán được bán trên thị trường có nhiều loại, người tiêu dùng nên chọn những địa chỉ uy tín để chọn hàng có chất lượng.
Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ).. Quả la hán có vị ngọt tự nhiên gấp 3 - 4 lần đường mía nhưng lại ít calo, phù hợp với người bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,…
Quả la hán có công năng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó, quả la hán được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đờm, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, trị viêm phế quản cấp hay mạn hay chứng táo bón kinh niên do ruột khô..
Ngoài ra nước sắc quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Trà từ quả la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà Đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”.