Bãi Bùi là địa điểm “trốn khói bụi” mới nổi được ví như “thảo nguyên xanh” đẹp nhất Hòa Bình. |
Điểm đến Bái Bùi này thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, có diện tích rộng khoảng 9ha và nằm ở độ cao trên 500m so với mực nước biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây được ví như “thảo nguyên xanh” đẹp nhất Hòa Bình. Trước đây, Bãi Bùi là nơi chăn thả gia súc của người bản địa. Đến năm 2022, đường đi được cải tạo, hệ thống giao thông trở nên thuận tiện, nơi đây trở thành điểm đến đến lý tưởng cho du khách tránh nóng hoặc “đổi gió” dịp cuối tuần.
Đến Bãi Bùi chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi giữa núi non trùng điệp là cả một thảo nguyên bao la rộng lớn, những thảm cỏ xanh mướt, bằng phẳng trải dài ra tít tắp. Trạm khắc lên trên thảo nguyên xanh mướt đó là những cây “Châu” (hay “Chau”, “Tlau”) cổ thụ. Không biết có tự bao giờ, nhưng cây Châu luôn là niềm tự hào của người dân địa phương. Xưa kia, trên bãi Bùi có đến hàng trăm cây Chau cổ thụ, nhưng do thời gian, tuổi thọ đến nay chỉ còn khoảng hơn 60 cây. Năm 2007, Hội đồng nhân xã đã ra Nghị quyết về bảo tồn những cây Châu cổ thụ này.
Từ vài năm nay, Bãi Bùi trở thành điểm đến đến lý tưởng cho du khách tránh nóng hoặc “đổi gió” dịp cuối tuần. |
Đến Bãi Bùi giữa tháng 5 vừa qua, Vũ Minh Quang (23 tuổi, ở Hà Nội) cùng bạn bè không khỏi ấn tượng trước khung cảnh “bãi cỏ xanh mướt như được chăm sóc thường xuyên”, rộng mênh mông và rất đỗi bình yên. Quang cho biết, đường đi tới Bãi Bùi khá dễ, đường to và các đoạn dốc không quá cao, có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy. Đến đây lúc 10h tối, cả nhóm quyết định cắm trại qua đêm, tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới.
Điều khiến du khách ấn tượng khi ghé Bãi Bùi chính là sự xuất hiện của những cây tlau (hay còn gọi là cây châu) với tuổi đời hàng trăm năm. Ở đây hiện có khoảng 60 cây tlau, từng được HĐND xã Ngọc Lâu ra nghị quyết bảo tồn vào năm 2007. Đây là loại cây quen thuộc trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Vào mùa hè, cây tlau tỏa bóng xanh mát, còn sang mùa đông, lá cây chuyển sắc vàng, đỏ, tạo khung cảnh lãng mạn chẳng kém mùa thu trời Âu.
Thác Mu, đồng cỏ Bãi Bùi cách Hà Nội chỉ hơn 100km nhưng vô cùng hoang sơ. |
Đến Bãi Bùi chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi giữa núi non trùng điệp là cả một thảo nguyên bao la rộng lớn. |
Cây Châu có hình dáng hệt như cây phong lá đỏ ở châu Âu, mùa hè thì tỏa bóng xanh mát, vào mùa thu sang đông thì chuyển dần từ vàng sang đỏ. Lựa chọn thời điểm vào dịp giáp hoặc ra Tết ghé qua, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cả rừng mấy chục cây Châu đồng loạt chuyển màu, những chồi non vừa nhú có màu đỏ ối, khẽ cựa mình chuyển động trước những cơn gió lạnh của mùa đông, có những tán lá bị gió thổi tạt về một bên có hình dáng rất kỳ thú.
Điều đặc biệt nữa, lá Châu non là thực phẩm quen thuộc của đồng bào dân tộc Mường nơi đây, lá cây thường dùng để ăn với các món thịt muối chua hoặc thịt luộc rất ngon, vừa có vị hơi chát, xen lẫn một chút vị chua, kiềm lại độ ngậy của thịt, rất vừa miệng.
Trạm khắc lên trên thảo nguyên xanh mướt đó là những cây “Châu” (hay “Chau”, “Tlau”) cổ thụ. |
Vì Bãi Bùi là địa điểm du lịch mới nổi nên chưa có nhiều dịch vụ, còn khá hoang sơ. |
Vì Bãi Bùi là địa điểm du lịch mới nổi nên chưa có nhiều dịch vụ, còn khá hoang sơ. Nếu muốn lưu trú qua đêm, khách có thể thuê phòng nghỉ tại homestay gần đó hoặc thuê lều riêng, loại dành cho 4 - 5 người với giá dao động từ 300.000 - 500.000 đồng. Ở đây cũng có một vài quầy nước giải khát nhưng giá bán khá cao. Du khách nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống, mang theo đầy đủ các dụng cụ cắm trại để chủ động và tiết kiệm hơn cho chuyến đi.
Các hoạt động ở Bãi Bùi như cắm trại, chơi xích đu, check-in đồng cỏ … đều được miễn phí. |
Giờ đây, dưới những tán cây Châu, người dân địa phương đã làm nhiều hơn những chiếc xích đu bằng tre để du khách có thể thỏa thích vui đùa. Các hoạt động ở đây như cắm trại, chơi xích đu, check-in đồng cỏ … đều được miễn phí. Vì du lịch ở đây mới đang phát triển, nên khi ghé qua, du khách nhớ chuẩn bị các vật dụng cần thiết nhé, và đừng quên giữ gìn để môi trường luôn sạch đẹp, để luôn có một thảo nguyên xanh giữa núi rừng./.