Những tác dụng tốt của đậu nành cho cơ thể Những tác dụng ít người biết về quả na Những tác dụng không ngờ của lá trầu không |
Đặc điểm của củ đậu
Củ đậu có tên khoa học là Pachyrhizus erosus, thuộc họ cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae), tên gọi khác là sắn nước.
Củ đậu là loài thực vật dây leo, cao từ 4-5m, rễ phát triển thành củ có hình dạng như con quay lớn, có màu vàng nhạt, mỏng, ruột màu trắng. Củ đậu có vị ngọt nhẹ, có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nón xào, nấu canh, món hầm, nộm hoặc súp...
Lá kép gồm có 3 lá chét, phiến lá mỏng và có màu xanh lục.
Hoa mọc thành chùm kẽ lá, có màu tím nhạt. Quả không có cuống, bề ngoài hơi có lông, rộng 12mm, dài 12cm. Bên trong quả có khoảng 9 hạt, hình thấu kính, đường kính khoảng 6mm.
Khác với phần củ thơm ngon bổ dưỡng thì phần lá và hạt của củ đậu rất độc và thường được tận dụng làm nguyên liệu điều chế thuốc diệt côn trùng, diệt rệp... nên người sử dụng cần rất cẩn thận. Nếu mua cả chùm củ đậu về thì phải cắt bỏ phần lá đi ngay tránh để trẻ em không biết ăn phải gây ra ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Rễ củ (củ đậu) được sử dụng để làm thuốc hoặc dùng để xào nấu, chăm sóc da, ăn sống.
Củ đậu sau khi hái về đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, được dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món gỏi, xào nấu,…
Cây có nguồn gốc Trung Mỹ, được trồng khá phổ biến ở châu Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á. Ở nước ta, củ đậu được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các khu vực miền Nam.
Thành phần hóa học: Trong mỗi củ đậu gồm 2,4% tinh bột, 4.51% Glucoza, 86 - 90% nước, 1.46% protein. Ngoài ra, củ đậu cũng rất giàu vitamin C, sắt, photpho, canxi,... và đặc biệt nhất là không chứa chất béo.
Theo y học cổ truyền: Củ đậu có vị ngọt thanh, tính mát, quy vào kinh Phế, kinh Vị. Công dụng chỉ khát, tinh tân, giải độc rượu. Chủ trị ngộ độc rượu, lở loét da.
Hạt của cây được người Trung Quốc dùng để trị rầy bông, sâu hại rau,…
Tác dụng của củ đậu
Tăng sức khỏe cho hệ tim mạch
Hàm lượng chất xơ trong củ đậu rất tốt cho hệ tim mạch, vitamin C giúp giảm lượng cholesterol trong máu, nồng độ natri trong củ đậu cũng rất thấp, góp phần khiến trái tim của bạn khỏe mạnh hơn.
Chống oxy hóa
Các khoáng chất vitamin C, E và beta - carotene trong củ đậu đều là những chất chống oxy hóa tốt nên sẽ ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do làm tổn thương đến tế bào và gây hại cho cơ thể con người.
Tốt cho da
Hàm lượng lớn nước và vitamin trong củ đậu có tác dụng nuôi dưỡng làn da, làm mờ vết tàn nhang và thâm đen do mụn, giúp da đẹp hơn.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn củ đậu với lượng vừa phải cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, bởi củ đậu có tính mát giúp giải nhiệt nhanh, có thể hỗ trợ giải độc rượu nhanh chóng, nhuận tràng do có rất nhiều chất xơ, giảm tăng tiết axit dạ dày.
Tốt cho phụ nữ có thai
Glucozơ và tinh bột trong củ đậu rất tốt với giai đoạn ốm nghén của bà bầu. Chất xơ trong củ đậu cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của thai phụ được cải thiện nên hỗ trợ phòng ngừa táo bón trong quá trình mang thai. Một điều đáng nói nữa là củ đậu nhiều sắt nên cũng sẽ hỗ trợ phòng ngừa khả năng thiếu máu trong thai kỳ.
Hỗ trợ giảm cân
Dù có lượng khoáng chất và vitamin cao nhưng củ đậu lại rất ít calo. Nên với những người giảm cân, có thể chọn củ đậu cho một bữa ăn nhẹ để giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no lâu. Ngoài ra, prebiotic của củ đậu giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng, quá trình giảm cân vì thế không bị thừa calo.
Bài thuốc sử dụng củ đậu
Trị bệnh ghẻ nước
Lá củ đậu đẻmửa sạch, để ráo và xát vào chỗ da bị ngứa.
Chữa lở loét và ghẻ ngoài da
Hạt củ đậu đem giã cho nát và nấu với dầu vừng, sau đó dùng thoa hằng ngày lên vùng da cần điều trị. Nếu bị nặng, có thể dùng đồng thời với hạt máu chó và quả bồ hòn.
Giảm vết thâm và mờ tàn nhang
Củ đậu tươi dùng giã lấy nước, sau đó làm sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da. Massage trong 10 phút và rửa lại với nước lạnh.
Hỗ trợ giải độc rượu
Lấy củ đậu tươi và đường cát. Cắt nhỏ củ đậu và trộn với đường cát, dùng ăn trực tiếp.
Lưu ý khi dùng cây củ đậu
Lá và hạt của cây chứa tephrosin và rotenone có thể gây ngộ độc. Triệu chứng là đau bụng dữ dội, co giật, hạ đường huyết, nôn mửa liên tục, mê man bất tỉnh, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Củ đậu nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, bạn có thể bị đầy bụng, ợ hơi và khó tiêu.
Thứ củ vừa rẻ vừa ngon này có những tác dụng quý gì mà được ví như "sâm" |
Những tác dụng bất ngờ của hạt bí ngô |
Rau đắng cảy - món rau lạ miệng với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe |