Đặc điểm hình dáng cây đắng cảy
Cây đắng cảy là loại cây thân thảo, cao không quá 1,5 mét, các cành của cây tròn, có màu xanh ngắt, khi lá non mới ra được lớp lông phủ xung quanh, về sau chuyển sang màu xanh và nhẵn.
![]() |
Cây đắng cảy |
Lá đắng cảy thường mọc đối nhau và có hình bầu dục hoặc hình trứng, lá dài không quá 15cm, phần đầu lá hơi nhọn, mặt sau của lá có các đường gân nổi lên rất rõ.
Loài cây này có ra hoa, hoa cây có màu trắng hoặc đôi khi màu đỏ nhưng rất hiếm chủ yếu là hoa màu trắng, thường mọc thành từng chùm một ở các cành gần ngọn cây, hoa đắng cảy này nhìn tựa tựa như hoa của cây đu đủ, có 5 cánh, phần giữa của hoa gồm có nhiều tua nhụy dài. Đắng cảy thường ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 quả cây tròn như trứng.
Cây đắng cảy thường mọc trong tự nhiên, phân bố nhiều ở một số đồi núi thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta. Ngoài ra thảo dược này còn phân bố ở nhiều nước khác trong khu vực như: Trung Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Lào,…
Cây đắng cảy có tên khoa học là Clerodendrum cyrtophyllum thuộc họ hoa môi., nhưng mỗi địa phương lại có 1 cách gọi tên khác nhau như: Đại thanh, đắng cay, bọ nẹt, đắng cảy, đắng đốm, bọ mẩy......
Cách thu hái và chế biến
Cây rau đắng cảy có thể thu hái quanh năm. Nhưng đúng độ tháng giêng, tháng hai, khi mưa phùn lất phất, thời tiết ấm áp, đắng cảy bắt đầu ra lộc non. Ở khắp thân cành, đều là những búp non mỡ màng. Đó cũng là thời điểm rau đắng cảy ngon nhất và chỉ đợi đến lúc này, người dân lại rủ nhau lên núi hái lộc non rau đắng cảy về chế biến thành các món ăn.
Khi thưởng thức, rau đắng cảy có vị bùi bùi, ngăm ngăm đắng. Đặc biệt, rau đắng cảy có vị giòn giòn khi ăn. Không những thế, đắng cảy còn là một vị thuốc của rừng. Đắng cảy bổ dưỡng và có lợi cho máu, huyết áp.
![]() |
Rau đắng cảy được chế biến thành các món ăn rất tốt cho sức khỏe |
Vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm người dân sẽ thu hái phần lá về chế biến làm thuốc, giúp bồi bổ cơ thể, đặc biệt tác dụng giải độc rượu rất có hiệu quả.
Bên cạnh đó, người dân thường lấy phần rễ đắng cảy rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, sao lên hãm uống thay trà hoặc kết hợp với phần ngọn và lá cây đem chế biến thành các vị thuốc dùng để chữa bệnh, có thể dùng ở dạng khô hoặc ở dạng tươi đều được.
Tác dụng của cây đắng cảy
Cây rau đắng cảy có chứa chất hóa học Alcaloid nên có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số công dụng nổi bật của cây đắng cảy:
Giúp bồi bổ sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ sau sinh, vì cơ thể phụ nữ sau sinh nở sẽ yếu nên người ta sử dụng loại cây này nhằm cải thiện sức khỏe và bồi bổ giúp cho cơ thể nhanh chóng được phục hồi và khỏe mạnh: Dùng khoảng 15g ngọn và lá cây đắng cảy phơi khô đem đi sao vàng, hạ thổ sau đó đem đi sắc với nước sôi là sử dụng được, sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả cáo nhất.
Làm mát gan, giải độc gan và thanh nhiệt cơ thể: Sử dụng khoảng 200g phần lá non và ngọn non cây rau đắng cảy, đem đi rửa sạch và chế biến thành các món ăn như xào với tỏi dùng trong bữa ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Khi chưa ăn quen sẽ cảm thấy khó ăn bởi có vị rất đắng, một ít vị ngọt, nhưng thường xuyên sử dụng sẽ thấy dễ ăn và ngon miệng.
![]() |
Trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, một số bệnh ngoài da: Dùng lá đắng cảy khô cùng với cành cây khô đem đi nấu nước để tắm hàng ngày, thường xuyên dùng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Điều trị triệu chứng sốt, ho, nhức đầu, viêm họng, chữa viêm đại tràng mãn tính, chữa sởi, giúp thông huyết nhờ cây có mang vị đắng và tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt: dùng khoảng 20g lá Đắng Cảy khô, đem đi rửa sạch rồi dùng nấu với nước sôi, có thể cho thêm đường vào để dễ uống hơn, sử dụng liên tục thay nước uống đến khi hết bệnh thì ngưng.
Cầm máu hiệu quả: dùng lá cây đắng cảy tươi đem đi giã nát rồi chắt lấy nước để uống, vị thuốc này có tác dụng cầm máu khi băng huyết rất tốt.
Một số lưu ý khi sử dụng cây đắng cảy
Rau đắng cảy mọc rất nhiều và được nhiều nơi sử dụng phổ biến, tuy nhiên khi sử dụng loại rau này chúng ta vẫn cần lưu ý một số điều sau:
Khi sử dụng cần tìm hiểu, xem xét kỹ, tránh chọn nhầm lẫn với những loại cây khác có hình dáng lá tương tự.
Đối với phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng loại rau này này bởi có một số tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Khi sử dụng làm thuốc nên dùng đúng liều lượng và cách dùng để mang hiệu quả cao và an toàn đối với sức khỏe, tránh lạm dụng sử dụng quá liều lượng cho phép có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.