Cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam tại Hội nghị thưởng đỉnh về biến đối khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc lịch sử, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế Xanh, bền vững. Doanh nghiệp tại Việt Nam với những bước đi tiên phong trong tiến trình Net Zero được đánh giá với nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là việc nắm bắt xu hướng chuyển dịch Xanh trên thế giới và Việt Nam.
Để làm rõ hơn về lộ trình hướng đến Net Zero cho doanh nghiệp, Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm đã trao đổi với Tiến Sĩ George Mathew, người sáng lập và là Giám đốc điều hành Công ty TeamSustain Limited. Ông George Mathew cùng đội ngũ điều hành Công ty đã dẫn dắt TeamSustain trở thành một trong những công ty tiên phong và đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong lĩnh vực Clean Tech.
Ông đánh giá như thế nào về cam kết trung hòa CarBon ở Việt Nam?
Ông George Mathew: TeamSustain Limited Chúng tôi vinh dự có được các chuyên gia hàng đầu và tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ năng lượng sạch Clean Tech với gần 30 năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã thực hiện hàng nghìn dự án trong tất cả lĩnh vực Năng Lượng Sạch bao gồm Điện mặt trời, Điện Gió, Thủy điện, Hệ thống lưu trữ năng lượng, Hydro, Xử lý rác, Lưới điện thông minh, lộ trình Net Zero...; Được triển khai trên hơn 20 quốc gia như Úc, Mỹ, Ấn Độ, Bangladesh, Dubai, Hàn Quốc, Việt Nam.
Tiến Sĩ George Mathew, người sáng lập và là Giám đốc điều hành Công ty TeamSustain Limited. |
Gần đây, chúng tôi nhận thấy những cam kết và sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ban ngành, giới doanh nghiệp và toàn dân được thế giới đánh giá rất cao. Từ những kinh nghiệm quốc tế, cộng với những hiểu biết về thị trường, để đạt được những cam kết này, Việt Nam cần xây dựng những chiến lược, kế hoạch hành động chi tiết và đưa ra được lộ trình cụ thể. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, những nỗ lực vận động của mạng lưới để đưa Net zero thành mục tiêu trong các Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu là một hướng tiếp cận đúng đắn.
Đạt được Net zero, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích |
Thưa ông, nếu đạt được Net zero, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích gì?
Ông George Mathew: Phải nói rằng, việc thực hiện cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng về 0 đối với doanh nghiệp – là đầu tàu của nền kinh tế có một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh
nghiệp và góp phần tăng lợi thế cạnh tranh về mặt dài hạn. Khi đạt được Net Zero, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi ích.
Thứ nhất là danh tiếng. Các công ty đạt được Net Zero có thể nâng cao danh tiếng vì có trách nhiệm với môi trường và bền vững, điều này có thể thu hút nhiều khách hàng, nhà đầu tư.
Thứ 2 việc xây dựng lộ trình Net Zero dần trở thành quy định bắt buộc. Khi hính phủ tăng cường thực hiện các quy định để giảm phát thải khí nhà kính và việc đạt được mức Net Zero có thể giúp các công ty tuân thủ pháp luật và tránh được các hình phạt phạt cũng như việc bị truy cứu trách nhiệm.
Thứ 3 là giảm thiểu được nhiều rủi ro. Quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế Net Zero là không thể tránh khỏi và các công ty đi trước trong việc xây dựng lộ trình giảm phát thải và thích ứng với các hoạt động bền vững sẽ giảm thiêu các rủi ro liên quan đến quá trình dịch chuyển.
Thứ 4, các công ty đạt được mức phát thải Net Nero có lợi thế cạnh tranh so với các công ty đi trước trong việc xây dựng lộ trình giảm phát thải và thích ứng với các hoạt động bền vững sẽ giảm thiểu các rủi ro liên quan đến quá trình dịch chuyển.
Thêm vào đó, việc nắm bắt cơ hội đổi mới về năng lượng sạch, sản phẩm bền vững và quy trình hiệu quả, có thể tạo ra nguồn doanh thu mới và cơ hội thị trường rộng mở. Và, khi đạt được Net Zero, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng bằng cách áp dụng các khái niệm về “sản xuất tinh gọn”. Hiệu suất quy trình giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và thúc đẩy các hoạt động tìm nguồn cung ứng bền vững.
Cuối cùng, việc giảm chi phí OPEX và tăng khả năng sinh lời cũng là một điều rất quan trọng. Và một yếu tố không thể bỏ qua chính là việc dễ dàng tiếp cận được nguồn vay ưu đãi với nhiều lựa chọn tài chính với chi phí vay thấp hơn.
Tiến Sĩ George Mathew, người sáng lập và là Giám đốc điều hành Công ty TeamSustain Limited |
Lợi ích thì đã rõ, vậy doanh nghiệp có gặp những khó khăn, thách thức gì không, thưa ông?
Ông George Mathew: Có thể nói, bất cứ sự chuyển đổi nào cũng sẽ có những thách thức nhất định. Tôi có thể tóm gọn nó trong 5 yếu tố:
Thứ nhất là báo cáo, trước đây việc dịch chuyển xanh là quá trình tự nguyện của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên vài năm trở đây, quá trình này trở thành quy trình bắt buộc, các doanh nghiệp sẽ liên quan đến việc giải trình và tuân thủ theo pháp luật.
Thứ 2 là thẩm định đánh giá, các dữ liệu, quy trình triển khai cần phải được đơn vị độc lập, uy tín, đủ trình độ chuyên môn cấp chứng chỉ đánh giá một cách minh bạch.
Thứ ba, có thể nói là yếu tố then chốt là chất lượng của dữ liệu, không chỉ thu thập từ các nguồn căn bản ERP-AIP, tức là các dữ liệu có sẵn, trong nội bộ doanh nghiệp hoặc đơn vị thứ ba mà dữ liệu để đánh giá cần phải minh bạch, xảy ra tại thời gian thực, được ghi nhận liên tục. Dữ liệu thực này chỉ một số ít đơn vị công nghệ hàng đầu có thể làm được.
Ngoài khó khăn về ngân sách, thì rủi ro của việc tuyên bố GreenWashing chính là vấn đề. Các doanh nghiệp cần phải nhận thức được việc này về sản phẩm của mình nhằm bảo vệ quyền lợi và danh tiếng trước các vụ kiện tụng pháp lý dưới hình thức Greenwashing trên khắp các quốc gia mà họ bán hàng hoặc hoạt động.
Vậy, để đạt được Net Zero, doanh nghiệp nên có lộ trình như thế nào, thưa ông?
Ông George Mathew: Theo tôi, trước hết cần kiểm toán sinh thái Eco Audit và kiểm kê phát thải khí nhà kính cho tổ chức/nhà máy/công ty…; Nghiên cứu phân tích các giải pháp giảm phát thải, tối ưu hiệu quả sử dụng các nguồn lực (Resource Efficiency), cần hoàn thiện quy trình đăng ký, báo cáo theo tiêu chí SBTi (là tổ chức Sáng kiến mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học, là sự hợp tác giữa CDP, United Nations, Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Quỹ bào tồn Thiên nhiên thế giới (WWF), tổ chức phi lợi nhuận We Mean Business Coalition). Dựa trên nền tảng IoT, trí tuệ nhân tạo AI & Blockchain để báo cáo và giám sát REAL TIME thông qua nền tảng phân tích Platform. Song song truyền thông cho các bên liên quan về lộ trình Net Zero của doanh nghiệp; cuối cùng xác định phần phát thải cần bù trừ để đạt Net Zero.
Theo ông, để đạt được mục tiêu đề ra, TeamSustain mong muốn điều gì?
Chúng tôi biết đến việc kêu gọi đề xuất hỗ trợ kỹ thuật hướng tới chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam dành cho các đơn vị, tổ chức không thuộc bộ công thương (dự án EVSET), chúng tôi mong muốn dự án mở rộng đối tượng tham gia nộp đề xuất giải pháp, để chúng tôi có cơ hội được góp phần vào sự thành công của Cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông./.