Gỏi sầu đâu cá sặc
Đây là món ăn đặc biệt của người Campuchia, rất phổ biến ở các tỉnh biên giới miền tây như An Giang, Kiên Giang và được du khách gần xa cực kì ưa chuộng. Để món ăn này thật tươi và ngon, hoa và lá non từ cây sầu đâu sẽ được chần trước qua nước sôi để giảm vị đắng.
Các nguyên liệu chính dùng để trộn cùng gọi là cá sạc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc, dưa leo, ớt sừng trâu thái mỏng. Cho tất cả nguyên liệu trộn cùng với hoa và lá sầu đâu, rưới lên bên trên nước mắm chua ngọt pha sẵn cho ngấm gia vị trước khi bày ra đĩa ăn. Điểm đặc biệt của món ăn này chính là nước chấm gỏi là nước mắm me chua ngọt, chính sự hài hòa của vị chua, cay, mặn, ngọt khiến cho món ăn trở nên vô cùng hấp dẫn.
Lẩu mắm
Nguyên liệu đầu tiên khi nấu lẩu mắm không thể thiếu được đó là nước lẩu mắm được nấu từ các loại mắm trộn lại, lược xương cá lẫn trong mắm. Ăn kèm các loại hải sản như tôm sú, thịt ba chỉ, mực xắt khoanh, ốc, chả cá,. Các loại rau cũng vô cùng phong phú như rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, bông so đũa. Ăn với bún hay mì hay cơm tùy thích.
Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt là loại bánh ưa thích của người miền Tây đồng thời cũng là đặc sản nổi tiếng ở tỉnh An Giang. Dụng cụ để chế biến loại bánh này gồm có khuôn bánh, xửng hấp và bếp lò. Nguyên liệu để làm bánh gồm bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, cơm rượu còn lẫn nguyên cái, nước dừa tươi, nước cốt dừa…
Các loại bánh bò bình thường đa số được làm bằng đường cát trắng hoặc đường cát vàng. Riêng bánh bò thốt nốt lại được làm từ đường thốt nốt, tạo nên vị ngọt thanh và khá béo...
Cách làm bánh bò thốt nốt không đơn giản mà phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Phải là người quen tay và biết công thức làm thì mới cho ra món bánh bò ngon và có màu sắc bắt mắt. Trái thốt nốt được chọn là trái già chín tới lấy đi gạn lấy bột. Tiếp đến là phần đường, đường thốt nốt là loại đường tán không lẫn tập chất.
Người làm sẽ cho tất cả hỗn hợp vào một cái thau trộn đều cùng với một ít nước cốt dừa và một ít nước theo tỷ lệ vừa đủ và ủ kín qua đêm. Đặc biệt, nhiều người còn thích ăn bánh bò thốt nốt cùng nước cốt dừa.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bông điên điển là món ăn kinh điển của người miền tây, đặc biệt là vào những mùa nước nổi, khi những chùm hoa điên điển nở rộ cả một góc trời, người miền tây thường hái những chùm hoa này về chế biến rất nhiều món ăn ngon như: gỏi bông điên điển, canh chua bông điên điển, và đặc biệt là lẩu cá linh bông điên điển – một trong những đặc sản cực kì nổi tiếng ở miền tây.
Tuy là món đặc sản nhưng không phải khi nào về miền tây bạn cũng được ăn món này bởi lẽ hai nguyên liệu chính của món ăn này chỉ có theo mùa. Đó là vào trong tầm tháng 9-10, đó là thời điểm mùa cá linh sinh sôi nảy nở, cá khi đó ngon, mềm thịt và rất ít xương, ngọt thịt. Và đó cũng là thời điểm mà điên điển nở trộ nhất với những chùm hoa vàng ươm, giòn, bùi và béo ngậy.
Khi kết hợp vị ngọt từ cá linh, vị chua chua của bông điên điển ăn kèm với nước mắm ớt… tạo nên một món ăn đồng quê vô cùng đặc sắc mà chỉ có khi về miền tây sông nước mới có cơ hội được thưởng thức.
Hủ tiếu
Hủ tiếu là món ăn đường phố vô cùng quen thuộc với con người miền Tây. Sợi hủ tiếu cọng nhỏ dai, giòn giòn được làm mềm trong nước dùng hầm xương ngọt thanh, hòa với vị mằn mặn của tôm kho và ngọt nhẹ của củ cải. Mỗi phần hủ tiếu sẽ được phục vụ kèm đĩa giò, quẩy, rau sống, tương ớt, nước tương.
Bánh bột Sa Đéc
Bánh bột Sa Đéc có xuất xứ từ TP. Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp). Đây là loại bánh nổi tiếng được người dân khắp khu vực ĐBSCL biết đến. Loại bánh trên được chế biến từ nguyên liệu chính là bột và các loại lá tạo màu tự nhiên nhưng phần nhiều vẫn là lá dứa...
Bánh bột Sa Đéc có mùi rất thơm, dẻo, dai và không bị chua. Được biết, bột gạo Sa Đéc từng được nhiều thương nhân trong khu vực đánh giá là vùng bột gạo nguyên liệu ngon nhất Đông Nam Á.
Bánh xèo chảo
Bánh xèo thì miền trung cũng có, tuy nhiên bánh xèo chảo của miền đồng bằng sông Cửu Long lại có nét đặc biệt riêng, đó là được làm trên một chiếc chảo to, đảo trên bếp củi và phần nhân bên trong cũng vô cùng phong phú.
Nếu bánh xèo miền trung được làm trên những chiếc chảo tròn với nguyên liệu nhân chính là thịt, giá và tôm thì bánh xèo chảo miền tây có phần "tham" hơn, khi bên cạnh nguyên liệu chính là thịt bằm nhuyễn, giá, củ sắn, tôm đôi khi còn được mix với các loại nhân khác như thịt vịt, xá xíu, mực, bông điên điển, bông so đũa hay thiên lý…
Vỏ bánh xèo miền tây được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, hành, trứng…Bánh được tráng một lớp thật mỏng và phủ nhân bên trong, được ăn kèm với nước chấm chua ngọt được pha với chanh, tỏi, ớt đường… cùng rất nhiều loại rau xanh như xà lách, cải bẹ, đọt nhâm…
Bông súng mắm kho
Bông súng là loài rau đồng, là thức rau quen thuộc trong bữa cơm của người miền Tây. Người ta nhổ bông súng để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt thành tựng cọng nhỏ rồi để cho ráo nước. Mắm kho thường được làm từ các loại cá linh, cá sặc…Vị mắm mặm mặn, cay cay quyện với vị ngọt của tép, giòn của bông súng tạo nên món ăn đơn giản mà rất đưa cơm.
Bún nước lèo
Bún nước lèo là một trong những đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Đây là món bún của người Khmer được nấu từ mắm bò hóc và nhiều loại cá khác, ăn kèm với đủ loại rau sống và chả giò chiên, thịt heo quay. Được biết, mắm bò hóc được nấu cùng cá kèo, cá sặt, cá lóc, thêm nấm rơm, có thể thêm cả xương heo, thành hỗn hợp đậm đà, thơm ngào ngạt.
Rau ghém ăn kèm có bắp chuối, rau muống chẻ, rau thơm các loại và bông súng cắt nhỏ. Với những ai lần đầu thưởng thức Bún nước lèo ở Trà Vinh chắc chắn sẽ không bao giờ quên được mùi vị đặc trưng khó quên của món ăn này.
Bên cạnh đó, bún nước lèo này còn được dùng với rau ghém ăn kèm có bắp chuối, rau muống chẻ, rau thơm các loại và bông súng cắt nhỏ. Với những ai lần đầu thưởng thức Bún nước lèo ở Trà Vinh chắc chắn sẽ không bao giờ quên được mùi vị đặc trưng khó quên của món ăn này.
Xem thêm