Những bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông

Cây mơ lông là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất, vừa là thực phẩm ăn hàng ngày vừa là vị thuốc trị bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Thuốc Đông y: Tác dụng của cây hoa hòe với sức khỏe Thuốc Đông y: Những cây thuốc quanh vườn dễ tìm kiếm để chữa bệnh Đông y chữa bệnh hen suyễn
Những bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông

Công dụng chữa bệnh từ lá mơ lông

Đặc điểm nhận biết lá mơ

Mô tả lá mơ

Mơ lông còn có tên khác là mơ tam thể, dây mơ lông, dây mơ tròn, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). Tên khoa học Paederia tomentosa L. thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Lá mơ là cây thân leo, phát triển nhanh, khi vò nát toàn thân có mùi hôi khó chịu. Lá cây mọc đối, có màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên, lá có hình trứng, một đầu nhọn, ở giữa có gân nổi rõ, xung quanh lá là một lớp lông mịn màu trắng. Ở phía dưới của lá có cuống mảnh.

Hoa của cây mơ màu trắng, mọc ở từng nách lá hoặc ngọn theo từng chùm, hoa có hình dạng giống như hoa loa kèn với 6 cánh, ở giữa của hoa có màu tím nhạt. Quả của cây lá mơ có hình tròn dẹt, bên ngoài là một lớp vỏ mỏng màu vàng. Ở bên trong quả có 2 nhân dẹt, cánh màu nâu đen.

Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Cây lá mơ được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu là ở Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây được tìm thấy ở hầu khắp vùng miền, chủ yếu là trồng ở hàng rào. Việt Nam có 5 loại cây mơ khác nhau, trong đó mơ lông là chủ yếu nhất.

Lá mơ được trồng để lấy lá, thân, rễ để làm thực phẩm hay dược liệu nhưng bộ phận được dùng nhiều nhất vẫn là lá.

Lá mơ được thu hái bất kì thời gian nào trong năm. Sau khi thu hái, lá sẽ được sử dụng ở dạng tươi hoặc phơi khô. Trong khi đó, phần thân và rễ sẽ rửa sạch, thái khúc ngắn rồi phơi khô.

Tính vị, quy kinh, bảo quản

Cây lá mơ có vị ngọt, ít đắng, tình bình. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói đến quy kinh của lá mơ, tuy nhiên, dân gian và đông y vẫn có nhiều bài thuốc sử dụng lá mơ chữa bệnh.

Dược liệu từ cây lá mơ sau khi được phơi khô sẽ bảo quản trong túi bóng kín hoặc trong bình kín, tránh nơi ẩm ướt. Thỉnh thoảng cần mang dược liệu ra phơi lại dưới nắng to vì lá mơ là dược liệu dễ bị ẩm mốc.

Thành phần hoá học

Nghiên cứu y học hiện đại chứng minh, trong lá mơ có nhiều thành phần hóa học như: Bisulfur carbon, Alcaloid, Paederin, Scanderoside, Sulfur dimethyl disulphit. Ngoài ra, trong lá mơ còn có chất tạo mùi hôi methyl mercaptan.

Tác dụng dược lý

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh khi nó có thể giúp kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài ra, chất paederin (alkaloid) cũng tốt cho hệ thần kinh của con người.

Y học cổ truyền cho biết, lá mơ có thể thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, khu phòng, tốt cho tiêu hóa, giảm đau, kháng viêm, giảm ho, tiêu sưng. Từ đó, có nhiều bài thuốc dân gian và bài thuốc Đông y sử dụng cây lá mơ để chữa bệnh như: tiêu chảy, phong thấp, đầy bụng, khó tiêu, kiết lị, ho gà, nhiễm trùng da, viêm tai,…

Sau đây lầ những bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông.

Bài thuốc điều trị bệnh tiêu hoá

1. Chữa đau dạ dày

Nguyên liệu: Chuẩn bị 20 – 30g Lá mơ

Thực hiện: Lá mơ mang đi rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 cốc nước, sau đó lọc lấy nước uống hết 1 lần hoặc có thể đun sôi để nguội rồi uống. Mỗi ngày 1 lần, thực hiện hàng ngày cho đến khi giảm triệu chứng đau dạ dày.

2. Trị bệnh viêm đại tràng

Nguyên liệu: Lá mơ tươi (1 nắm nhỏ), gừng tươi, lòng đỏ trứng gà (1 quả)

Thực hiện: Lá mơ rửa sạch, thái chỉ. Gừng rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt. Trộn đều lá mơ, gừng và lòng đỏ trứng sau đó đem hấp cách thủy. Khi chín lấy ra ăn (không nên ăn nguội). Mỗi ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong 15 ngày.

3. Chữa hội chứng ruột kích thích

Nguyên liệu: Lá mơ tươi (1 nắm nhỏ), gừng tươi, lòng đỏ trứng gà (1 quả)

Thực hiện: Lá mơ rửa sạch, thái chỉ. Gừng rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt. Trộn đều lá mơ, gừng và lòng đỏ trứng sau đó đem hấp cách thủy. Khi chín lấy ra ăn (không nên ăn nguội). Mỗi ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong 15 ngày.

4. Giảm đau do bị trướng bụng, đầy hơi

Nguyên liệu: Lá mơ tươi (50 – 60gr); nước ép trái cây yêu thích (1 chén)

Thực hiện: Lá mơ rửa sạch, cho vào nồi đun với 3 bát nước, sau đó, gạn lấy nước, trộn nước sắc lá mơ với nước ép trái cây, lắc đều và uống.

5. Chữa chứng sôi bụng, ăn khó tiêu

Mỗi bữa ăn bạn lấy 1 nắm lá mơ nhỏ rửa sạch ăn sống. Hoặc người bệnh cũng có thể giã nát lá mơ vắt lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong vài ngày.

6. Chữa tiêu chảy do nóng

Nguyên liệu: Lá mơ (16gr); nụ sim sắc (8gr); nước (500ml)

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước, đun cho đến khi chỉ còn 200ml thì tắt bếp, chia nước thuốc làm 2 phần uống trong ngày.

7. Trị chứng kiết lỵ amip

Nguyên liệu: Lá mơ tươi (50gr); cỏ nhọ nồi (150gr); vỏ cây đại (8gr); bách bộ (12gr); hạt cau khô (16gr); lá đại thanh (30gr).

Thực hiện: Các nguyên liệu đem sao vàng sau đó cho lên nồi sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 3 lần sau ăn 30 phút (chú ý, 1 thang này dùng được 2 tuần).

Những bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
Dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng là biện pháp chữa trị được nhiều người sử dụng

Bài thuốc chữa bệnh xương khớp

1. Giảm đau nhức xương khớp ở người già

Bài thuốc 1: Lấy lá thân, cành cây lá mơ khô (1kg) cho vào ngâm với 2000ml rượu trong 10 ngày. Mỗi ngày 2 lần uống, mỗi lần 1 chén nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy rượu lá mơ xoa bóp bên ngoài.

Bài thuốc 2: Lấy 1 nắm lá mơ rửa sạch, giã nát, lấy nước cốt pha với 1 ít rượu và nước sôi để nguội để uống.

Bài thuốc 3: Uống nước sắc lá mơ (cả thân, lá, cành).

2. Chữa chứng phong tê

Bài thuốc 1: Lấy cả thân lá cành, thái khúc nhỏ sau đó rửa sạch, sao vàng. Mỗi lần lấy 50gr lá mơ đun với 200ml nước sôi, đến khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 15 ngày.

Bài thuốc 2: Vẫn là lá mơ (cả thân, lá, cành) sao vàng sau đó đem ngâm rượu 40 độ trong vài ngày. Sau đó, lấy rượu lá mơ xoa lên chỗ bị đau nhức.

3. Chữa chấn thương do ngã

Lấy 60gr rễ cây mơ, đem sắc với rượu trắng. Sau đó, lấy nước vừa uống, vừa thoa lên vết thương.

Bài thuốc làm lành vết thương: Lấy 1 nắm lá mơ rửa sạch, xay nhuyễn rồi đắp lên vết thương.

4. Bài thuốc trị bệnh Gout:

Nguyên liệu: Lá và dây mơ

Thực hiện: Dây mơ cắt khúc ngắn, phơi khô cùng lá, sau đó đem sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày lấy 30 – 50gr lá mơ khô sắc với 3 bát nước uống.

5. Bài thuốc chữa giãn gân cơ

Nguyên liệu: Rễ cây lá mơ (1 nắm), chân giò lợn (1 cái)

Thực hiện: Đem 2 nguyên liệu nấu thành canh ăn. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần

Bài thuốc chữa các bệnh da liễu, bệnh ngoài da

1. Trị mụn, ghẻ

Lấy vài cái lá mơ tươi rửa sạch, giã nát lấy nước cốt rồi bôi lên các nốt mụn.

2. Chữa các bệnh về da như nấm da, chàm, eczema, zona

Lấy 1 nắm lá mơ tươi rửa sạch, nghiền nát sau đó bôi lên vùng da bị nấm, chàm.

3. Sát khuẩn

Nguyên liệu: Lá mơ, trứng gà

Thực hiện: Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ, đánh đều với trứng gà, cho ít gia vị vào cho lên chảo rán. Ăn món này 2 – 3 liên tục 2 – 3 ngày.

4. Giúp cầm máu

Lấy hạt cây lá mơ giã nát, bọc trong miếng vải xô, băng vào vết thương bị chảy máu. Chỉ sau 1 thời gian ngắn máu sẽ ngừng chảy.

Nước lá mơ dùng chữa bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa
Nước lá mơ dùng chữa bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Chữa viêm tai giữa ở trẻ

Lấy 1 vài lá mơ cho lên lửa hơ nóng (chú ý không để lá bị khô) sau đó vò nát rồi nhét vào chỗ tai bị đau. Thực hiện vào buổi tối, sáng hôm sau lấy lá mơ ra.

2. Trị giun sán

Bài thuốc 1: Lấy 50gr lá mơ tươi rửa sạch rồi xay với 1 ít muối, lấy nước cốt uống vào mỗi buổi sáng ngủ dậy.

Bài thuốc 2: Lấy lá mơ non đun với nước rồi để nguội. Lấy nước để thụt hậu môn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3. Chữa bệnh ho gà

Nguyên liệu: Lá mơ, cam thảo (mỗi loại 150gr); đẹt ác, cỏ mần trầu, cỏ mực, rễ chanh, rau má (mỗi loại 250gr); vỏ quýt (100gr); gừng tươi (50gr); đường kính.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu sắc với 6 lít nước. Nấu đến khi gần cạn thì cho đường vào, chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

4. Chống co giật

Lấy 15 – 60gr lá mơ rửa sạch, xay nhuyễn cùng 1 ít muối hạt và 1 bát nước ấm. Sau đó lọc lấy nước và uống trước khi ăn.

5. Chữa cảm lạnh

Lấy 25 cái lá mơ rửa sạch rồi ăn sống kèm với cơm hoặc đem hấp chín.

6. Hỗ trợ chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Nguyên liệu: Rễ cây lá mơ (20gr); dạ dày lợn (1 cái)

Thực hiện: Hai nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi hầm nhừ, thêm gia vị rồi cho trẻ ăn.

7. Kích thích, tạo sữa

Nguyên liệu: Lá mơ, bột nếp

Thực hiện: Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ rồi đem nhồi với bột nếp sao cho hỗn hợp sền sệt. Sau đó cho lên chảo sao nóng, chườm vào 2 bên ngực trong 60 phút.

8. Chứng bí tiểu tiện

Lấy 15 – 60gr lá mơ tươi rửa sạch, cho vào đun với 3 chén nước. Sau đó, gạn lấy phần nước, pha với 1 chén nước trái cây tùy thích rồi uống.

Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ trong điều trị bệnh

Trước khi dùng lá mơ chữa bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ

Ngâm lá mơ với nước muối thật kĩ trước khi chế biến, sắc thuốc

Không dùng lá mơ với người bị dị ứng với các thành phần của lá cây này.

Những bài thuốc trên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng là một loại cây được sử dụng tạo bóng mát. Ngoài ra, toàn bộ cây báng từ thân, quả, lá đến rễ đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Tết là dịp gia đình sum vầy, là thời điểm mà sức khỏe cần được quan tâm hơn cả, sử dụng cây thuốc quanh nhà là một giải pháp chữa bệnh tiết kiệm và hiệu quả.
Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Cây mò hoa trắng có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về phụ khoa cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm loét tử cung, điều trị mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp.
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bên cạnh vai trò làm "chiếc áo" cho bánh chưng, bánh tét ngày Tết, lá dong còn ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Gỗ tần bì được yêu thích và sử dụng rất phổ biến trong trang trí và thiết kế, ngoài ra loại cây này còn có thể dùng để chữa bệnh.
Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy, là món quà quý giá từ thiên nhiên cho nhiều tác dụng trong y học, dược liệu cho nhiều bài thuốc.
Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn là một loài cây cỏ mọc hoang, bạn có thể nhìn thấy loài cây này khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, điều trị vết thương và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Lức dây là cây thuốc Nam quý trong dân gian Việt Nam, cây này thường mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo.
Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc, có thể hái lá gần như quanh năm.
Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng được biết đến với dáng đẹp, sắc hoa lãng mạn, hầu như không phải chăm sóc, tán rộng, che nắng tốt nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng trong y học.
Cây thầu dầu - Tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Cây thầu dầu - Tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Thầu dầu là một vị thuốc tốt thường thấy trong dân gian với công dụng nhuận trường, chữa táo bón, thông tiện và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên hạt thầu dầu lại có chứa độc tính nguy hiểm cần phải được loại bỏ trước khi sử dụng.
Cây mận - Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây mận - Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh

Mận là loại cây ăn quả phổ biến, các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Cây đại kế - Vị thuốc nam trị nhiều bệnh

Cây đại kế - Vị thuốc nam trị nhiều bệnh

Cây đại kế có vị ngọt, đắng, tính mát, vào kinh tâm và can, có tác dụng làm mát máu (lương huyết), cảm máu, tán ứ, tiêu sưng tấy.
Cúc hoa vàng - Lợi ích và lưu ý khi sử dụng

Cúc hoa vàng - Lợi ích và lưu ý khi sử dụng

Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh, phế, can và thận, có tác dụng tán phong thấp, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt.
Cây đơn lá đỏ - Vị thuốc quý trong Đông y

Cây đơn lá đỏ - Vị thuốc quý trong Đông y

Cây đơn lá đỏ có tác dụng thanh nhiệt, chỉ thống, khu phong trừ thấp và lợi tiểu. Nhân dân thường dùng lá đơn đỏ để chữa đau nhức xương khớp, tiêu chảy lâu ngày
Cỏ seo gà - Vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả

Cỏ seo gà - Vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả

Không chỉ là một trong những loại rau và thảo mộc được sử dụng rộng rãi, cây cỏ seo gà còn là loại thảo dược dùng để chữa bệnh.
Bài thuốc Đông y từ cây bòng bong

Bài thuốc Đông y từ cây bòng bong

Cây bòng bong có đặc điểm, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh sỏi đường tiểu, sỏi mật, thủy thũng, viêm thận, mụn nhọt sang lở, bỏng da….
Tác dụng trị bệnh của hạ khô thảo

Tác dụng trị bệnh của hạ khô thảo

Hạ khô thảo có vị cay đắng, tính hàn, quy kinh can đởm. Tác dụng minh mục, tiêu ứ, tán uất kết, thanh can hỏa, giải trừ nhiệt độc ở âm hộ và tử cung, chữa loa lịch, tiêu sưng.
Ích mẫu - Vị thuốc quý cho phụ nữ

Ích mẫu - Vị thuốc quý cho phụ nữ

Theo y học cổ truyền , ích mẫu có tác dụng hành huyết thông kinh, lợi thủy tiêu thũng, thanh can nhiệt, ích tinh, giải độc.
Kim tiền thảo - Đặc điểm, công dụng và bài thuốc trị bệnh

Kim tiền thảo - Đặc điểm, công dụng và bài thuốc trị bệnh

Kim tiền thảo là vị thuốc quý giúp trị sỏi thận, sỏi mật, lợi tiểu, bào mòn sỏi, có ít tác dụng phụ nên an toàn khi sử dụng lâu dài.
Xích đồng nam - Vị thuốc quý cho sức khỏe

Xích đồng nam - Vị thuốc quý cho sức khỏe

Xích đồng nam là loài cây bụi mọc hoang ở nhiều nơi, có tác dụng chữa nhiều bệnh như bạch đới khí hư, vàng da, tê thấp, kinh nguyệt không đều…
Cây vọng cách - Rau gia vị, vị thuốc quý

Cây vọng cách - Rau gia vị, vị thuốc quý

Lá cây vọng cách được sử dụng làm rau gia vị trong ẩm thực và dùng để phòng ngừa chữa một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động