Hoa hòe là một loại dược liệu quý, chứa nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau như hạ nhiệt, cầm máu, trĩ, sốt xuất huyết...
Cây hoa hòe giúp hạ nhiệt, cầm máu
Hoa hòe chứa nhiều thành phần rutin, quercetin, kaempferol, glucoside có tác dụng làm tăng độ bền của mao mạch, giúp cầm máu nhanh chóng. Chính vì vậy, cây hoa hòe thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đại tiện ra máu, ho ra máu, chảy máu cam.
Nguyên liệu: 20g hoa hòe; 10g địa du; 12g diếp cá tươi; 300ml nước lọc.
Cách làm: Rửa sạch, để ráo và sao đen hoa hòe, địa du. Cho hoa hòe, địa du, diếp cá và nước lọc vào nồi, đun sôi. Để nhỏ lửa 10 phút, sau đó tắt bếp. Mỗi ngày nên uống 1 bát nước thuốc cây hoa hòe.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Hoạt chất rutin có trong hoa hòe có tác dụng bảo vệ mao mạch, ngăn ngừa tai biến và hỗ trợ điều trị huyết áp cao, đặc biệt là ở người lớn tuổi
Nguyên liệu: 30g hoa hòe khô; 300ml nước lọc
Cách làm: Hoa hòe mang đi rửa sạch. Cho hoa hòe và nước vào nồi, đun sôi, hãm nhỏ lửa trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. Mỗi ngày có thể uống 2 bát nước hoa hòe.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Hợp chất troxerutin và oxymatrine có trong nụ cây hoa hòe giúp giảm viêm sưng, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhanh chóng.
Nguyên liệu: 50g hoa hoè; 50g hoa cây kinh giới.
Cách làm: Sấy khô, tán bột 2 nguyên liệu trên. Mỗi ngày pha 15g với nước cơm và uống, chia làm 3 lần.
Cây hoa hoè hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết
Theo Tiến sĩ Đỗ Đình Long – Viện Y học Cổ truyền Quân đội: Hoa hoè có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tăng sức bền của thành mạch. Vì vậy, cây hoa hoè giúp hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết nhanh chóng.
Nguyên liệu: 100g hoa hoè tươi.
Cách làm: Hoa hoè mang đi rửa sạch, phơi khô. Tán hoa hoè thành bột mịn. Mỗi ngày sắc 10g hoa hoè cùng 200ml nước và uống.
Cây hoa hoè hỗ trợ trị viêm tuyến vú
Y học hiện đại chỉ ra rằng, hoa hoè chứa thành phần troxerutin và oxymatrine, giúp giảm viêm sưng, từ đó hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú.
Nguyên liệu: 15g hoa hoè sao vàng, tán bột mịn; 50ml rượu vang; 50ml nước lọc
Cách làm: pha 15g hoa hoè sao vàng, tán bột với nước và rượu vang rồi uống. Mỗi ngày áp dụng cách trên 1 lần.
Theo Đông y, cây hòe có vị đắng, tính bình, không độc
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị rong kinh
Rong kinh là căn bệnh khá nguy hiểm đối với chị em phụ nữ bởi nó có thể gây ra nguy cơ vô sinh. Chính vì vậy, chị em không nên chủ quan. Trong các biện pháp chữa rong kinh nhờ các loại thảo dược hiện nay thì dùng cây hoa hòe là cách dùng hiệu quả nhất.
Nguyên liệu: 40g hoa hòe; 20g thảo sương
Cách làm: 2 nguyên liệu trên rửa sạch, phơi khô, sau đó sao vàng tán bột. Dùng hỗn hợp trên pha với nước lọc. Mỗi ngày dùng 10g bột hoa hòe, thảo sương pha với 200ml nước. Sử dụng 5 ngày liên tục.
Hoa hòe hỗ trợ điều trị băng huyết
Khi sinh xong, nếu không cẩn thận thì phụ nữ sẽ có khả năng bị băng huyết, không may sẽ dẫn đến tử vong. Lúc này, dùng hoa hòe để trị băng huyết chính là giải pháp an toàn.
Nguyên liệu: 100g hoa hòe; 60g hoàng cầm
Cách làm: Lấy 2 nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 15g hỗn hợp trên, pha cùng 1 ly rượu trắng và uống, đến khi tình trạng băng huyết khỏi hẳn thì ngừng dùng.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị mất ngủ
Theo các nghiên cứu khoa học, hoa hòe chứa tới 10 – 30% hợp chất glucose và glucoxit, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Nguyên liệu: 40g hoa hòe
Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, phơi khô. Cho hoa hòe vào nồi, sao đến khi tinh dầu cây hoa hòe chảy ra và nụ hoa hòe có màu vàng thì tắt bếp. Mang hoa hòe đi tán thành bột mịn. Dùng 8g bột hoa hòe sắc với 1l nước trong 5 phút, sau đó tắt bếp.
Cách dùng: Chia nước hoa hòe thành 2 lần, uống vào buổi chiều và trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị tiểu ra máu
Trong dân gian, hoa hòe là bài thuốc phổ biến giúp hỗ trợ điều trị chứng tiểu ra máu nhanh chóng, an toàn. Dưới đây là bài thuốc trị tiểu ra máu từ cây hoa hòe.
Nguyên liệu: 100g hoa hòe; 100g uất kim.
Cách làm: Sau khi rửa sạch hoa hòe, uất kim thì mang đi phơi khô, tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 8g bột hoa hòe, uất kim pha với nước đậu xị và uống.
Theo Trung Dược Đại Từ Điền, nụ hoa hòe sau khi hái thì có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng, hạ thổ
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị sốt cao đột ngột
Hoa hòe là loài cây có tính bình, có tác dụng cân bằng nhiệt độ cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị sốt cao đột ngột ở người bệnh.
Nguyên liệu: 1 ruột lợn sống; 100g hoa hòe; Giấm gạo
Cách làm: Ruột lợn rửa sạch, phơi khô. Hoa hòe rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn, sau đó cho vào ruột lợn, ngâm với giấm gạo trong 10 phút. Dùng hỗn hợp trên nấu chín, vo thành viên bằng hạt bi và phơi nắng. Mỗi ngày uống 1 viên cùng 1 ly rượu đương quy.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị chóng mặt, nhức đầu, tê chân tay
Hoa hòe có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, làm giãn mạch rất tốt, giúp mang lại tinh thần thoải mái. Do đó, dùng hoa hòe sẽ giúp người bệnh đỡ chóng mặt, tê chân tay, khô miệng.
Nguyên liệu: 50g hoa hòe; 1 chén rượu trắng
Cách làm: Hoa hòe phơi khô, sao đến khi có màu nâu đen. Cho hoa hòe ngâm cùng rượu trong 1 ngày thì đem ra uống. Mỗi ngày uống 1 chén rượu hoa hòe, uống đến khi đỡ thì ngừng.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị mụn nhọt, sưng tấy
Hoa hòe có tính sát trùng, sát khuẩn cao nhờ chứa chất chống oxy hóa, do đó, loài cây này có tác dụng trị mụn nhọt, các vết viêm tấy, lở loét nhanh chóng.
Nguyên liệu: 80g hoa hòe; 80g hạch đào nhân; 1 chén giấm
Cách làm: Hoa hòe, hạch đào rửa sạch. Cho các nguyên liệu trên sắc cùng 200ml nước và giấm.
Mỗi ngày dùng thang thuốc trên 1 lần, đến khi khỏi thì ngừng.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị vẩy nến
Vẩy nến là bệnh khiến rất nhiều người khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trị vẩy nến hiệu quả. Dưới đây là bài thuốc giúp trị vẩy nến an toàn, nhanh chóng tại nhà.
Nguyên liệu: Hoa hòe khô
Cách làm: Hoa hòe mang đi sao vàng, nghiền thành bột. Lấy bột hoa hòe trộn với mật ong, sau đó vo thành viên bằng viên bi. Cho vào hộp đựng kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Mỗi ngày dùng 6 viên hoa hòe mật ong, chia đều làm 2 lần sau ăn.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị lao hạch
Trong Đông y, hoa hòe có tính bình, là vị thuốc quý hàng đầu giúp hỗ trợ điều trị lao hạch ,có thể áp dụng cách chữa lao hạch qua bài thuốc sau.
Nguyên liệu: 200g hoa hòe khô; 100g gạo nếp
Cách làm: Hoa hòe, gạo nếp sau khi sao vàng thì nghiền thành bột. Cho hỗn hợp trên vào túi bóng hoặc hộp kín để dùng dần. Mỗi ngày pha 10g hỗn hợp trên với 100ml nước lọc, uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Trong trường hợp lao hạch mới xuất hiện, đang ở thể nhẹ có thể dùng bài thuốc Đông y từ cây hoa hòe
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị bạch đới
Trong y học cổ truyền, hoa hòe chính là vị thảo dược được em là khắc tinh của bệnh bạch đới. Nếu không may mắc căn bệnh này, có thể áp dụng bài thuốc sau.
Nguyên liệu: 6g hoa hòe khô; 6g mẫu lệ nung; 1 ly rượu trắng
Cách làm: 2 nguyên liệu trên nghiên thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 12g hỗn hợp trên pha với 1 ly rượu trắng và uống.
Cây hoa hòe trị độc dương mai
Hoa hòe là loài cây hầu như không có độc tính và có tác dụng giải độc nhanh chóng. Do đó, dùng cây hoa hòe sẽ là giải pháp trị độc dương mai an toàn, hiệu quả.
Nguyên liệu: 400g hoa hòe khô; 2 ly rượu trắng.
Cách làm: Hoa hòe sao vàng. Cho hoa hòe vào nồi, thêm 200ml nước và rượu trắng rồi sắc uống. Mỗi ngày áp dụng cách trên 1 lần.
Cây hoa hòe chữa trúng gió
Theo các nghiên cứu khoa học, do chứa chất chống oxy hóa cao nên hoa hòe có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ điều trị trúng gió cho người bệnh.
Nguyên liệu: 50g hoa hòe.
Thực hiện: Hoa hòe rửa sạch, để ráo, nhai và nuốt sau canh ba. Tuy nhiên, khi nhai và nuốt, cần nằm ngửa.
Cây hoa hòe hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu
Cây hòe chứa thành phần rutin, quercetin, kaempferol, glucoside rất cao, có tác dụng tăng độ bền cho mao mạch và cầm máu nhanh chóng, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh đại tiện ra máu.
Nguyên liệu: 30g cam thảo; 60g hoa hòe; 45g địa du; 45g thương truật
Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên rửa sạch, phơi khô, sao vàng và tán bột mịn. Mỗi ngày pha 6g hỗn hợp trên với 100ml nước x 2 lần.
Nhìn chung, sử dụng cây hoa hòe làm thuốc là phương pháp điều trị bằng Đông y nên cần điều trị lâu dài mới có hiệu quả và chỉ nên áp dụng cho trường hợp mới chớm bị bệnh ở mức nhẹ, bệnh nhân cần cân nhắc trước khi điều trị. Trước khi sử dụng mọi người có thể tham vấn ý kiến từ các thầy thuốc Đông y để triều trị bệnh an toàn, hiệu quả, phù hợp với thể trạng bệnh và cơ địa của mỗi người để tránh những tác dụn phụ không nên có.
Dù cây hoè có nhiều công dụng đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như ý và tránh các tác dụng phụ khi dùng hoa hoè thì cần lưu ý
Theo Đông y, những đối tượng không nên dùng hoa hoè như: Người có vấn đề về tiêu hoá như đại tiện phân lỏng. Người huyết áp thấp không nên dùng cây hoa hoè, nếu không loại thảo dược này sẽ làm người dùng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Hoa hoè có tính hàn nên rất dễ gây tiêu chảy, đau bụng. Do đó, không nên dùng hoa hoè quá liều lượng cho phép.
Yên Thư