4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"? Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống |
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội chia sẻ trên VnExpress củ khoai lang là kho tàng dinh dưỡng với 24,6% tinh bột; 1,3% protein; 0,1% chất béo, các loại vitamin B, C và nhiều khoáng chất. Ngoài ra, khoai lang chứa hàm lượng chất xơ cao, khoai lang giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, ngăn ngừa táo bón. tăng sức đề kháng và nhiều tác dụng khác.
Tác dụng của khoai lang
Giàu chất dinh dưỡng
Khoai lang chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C và B6, rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tác dụng chống viêm
Trong khoai lang có chứa hàm lượng beta-carotene dồi dào, nhất là khoai lang vàng. Một chén khoai lang vàng thậm chí có thể đáp ứng 375% nhu cầu beta-carotene được khuyến nghị hàng ngày. Đây là thành phần có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng viêm trong cơ thể.
Khoai lang tốt cho sức khỏe tim mạch
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ và kali dồi dào. Đây là hai trong số những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe tim mạch. Một cốc khoai lang nướng cung cấp khoảng 24% giá trị chất xơ và 20% giá trị kali hàng ngày.
Chất xơ ngăn chất béo hấp thụ vào máu, do đó giúp giảm LDL, hay cholesterol "xấu". Trong khi đó, kali giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Kiểm soát cholesterol và huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Ngăn ngừa bệnh mạn tính
Khoai lang chứa chất chống oxy hóa beta-carotene, giúp bảo vệ cơ thể chống lại căng thẳng oxy hóa và các bệnh mạn tính.
Chống lão hóa
Carotenoid có trong khoai lang là một chất chống oxy hóa hiệu quả. Chất này có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác động của tia tử ngoại, các khí và chất ô nhiễm khác trong môi trường. Nhờ đó, các tế bào trong cơ thể có thể giảm tốc độ lão hóa, giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Làm giảm căng thẳng
Khoai lang có lượng magie cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng.
Người bị thiếu magie có liên quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó, việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn khoai lang trị táo bón điều này hầu hết mọi người đều đã biết. Chất xơ trong khoai lang sẽ hút các phân tử nước giúp chất thải mềm hơn, dễ đi ra ngoài hơn. Phòng ngừa táo bón rất quan trọng với bệnh nhân bị trĩ
Kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp nên không gây tăng đột biến mức đường huyết khi ăn. Vì vậy, khoai lang rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường hoặc muốn kiểm soát đường huyết.
Hỗ trợ giảm cân
Ăn khoai lang mỗi ngày với lượng vừa đủ sẽ hỗ trợ giảm cân khá tốt. Khoai lang giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế cảm giác đói và cảm giác thèm ăn vặt. Khoai lang cũng là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp. Vì thế, chúng ta thường thấy thực phẩm này thường xuyên có mặt trong các thực đơn giảm cân.
Cải thiện thị lực
Hàm lượng vitamin A cao trong khoai lang giúp tăng cường thị lực và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Những người không nên ăn khoai lang
Mặc dù giàu dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo một số người nên hạn chế sử dụng khoai lang.
Người bị thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người đang đói
Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.
Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Người có bệnh về dạ dày
Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Người có bệnh về dạ dày
Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Những bài thuốc chữa bệnh từ khoai lang |
Các loại rau củ quả giàu chất xơ tốt cho người bị táo bón |
Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ |