Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tăng trưởng khá trong năm 2020 11 tháng, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng 3,05% Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 10 giảm nhẹ |
Cụ thể, tháng 3/2021, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh 67,2% so với tháng 2/2021, đạt 527,17 triệu USD; so với tháng 3/2020 tăng 79,2%.
Tính chung quý I/2021 nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,21 tỷ USD, tăng trên 50% so với quý I/2020, chiếm 1,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng hơn 50% trong quý I/2021 |
Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Achentina chiếm 32% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 388,16 triệu USD, tăng 11,2% so với quý I/2020; trong đó riêng tháng 3/2021 đạt 196,78 triệu USD, tăng 180% so với tháng 2/2021 và tăng 62% so với tháng 3/2020.
Đứng sau thị trường chủ đạo Achentina là thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 22,7%, đạt trên 375,04 triệu USD, tăng mạnh 219,7%; riêng tháng 3/2021 nhập khẩu từ thị trường này đạt 97,21 triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với tháng 2/2021 nhưng tăng mạnh 221% so với cùng tháng năm trước.
Tiếp đến thị trường Ấn Độ trong tháng 3/2021 tăng mạnh 62,5% so với tháng 2/2021 và tăng 629,7% so với tháng 3/2020, đạt 66,36 triệu USD; công chung cả quý I/2021 nhập khẩu từ thị trường này cũng tăng mạnh 466% so với cùng kỳ năm 2020; đạt 131,99 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ EU quý I/2021 cũng tăng mạnh 105% so với quý I/2020, đạt 110,56 triệu USD; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 18,3%, đạt 84,48 triệu USD.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi quý I/2021
(Theo số liệu công bố ngày 13/4/2021 của TCHQ)
ĐVT: USD
Nguyên nhân trực tiếp khiến nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng do giá nguyên liệu mặt hàng này đã tăng mạnh từ trước đó. Cụ thể, giá các loại nguyên liệu chính của thức ăn chăn nuôi bắt đầu tăng từ tháng 10/2020 và tăng cao đến thời điểm hiện nay với mức tăng trung bình từ 30-35%, tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm chỉ bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 12/2020 đến nay.
Bên cạnh đó, tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 5-6 đợt với mức tăng 200-300 đồng/kg/lần. Tổng mức tăng chung là 10-15% (tương đương 1.000-1.500 đồng/kg, tùy từng loại).
Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất; chi phí khác như nhiên liệu, khấu hao, nhân công, lãi vay, lương... chiếm khoảng 10-15%.
Cục Chăn nuôi nhận định giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7.
Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1.000 đồng/kg) tùy loại để đạt mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại, khi đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể sẽ lên mức trên 11.000 - 11.300 đồng/kg và đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang các thị trường trong tháng 3/2021 đạt 90,58 triệuUSD, tăng 93,2% so với tháng 2/2021; tính chung quý I/2021 xuất khẩu đạt 201,18 triệu USD, tăng 33,8% so với quý I/2020. Như vậy Việt Nam xuất siêu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi 1,01 tỷ USD.