Người “biến” cây bồn bồn thành sản phẩm OCOP 3 sao

Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu bồn bồn tại địa phương, chị Phạm Thị Hồng Nguyên, ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã nghiên cứu và sáng tạo ra các sản phẩm túi xách, ba lô, ví với kiểu dáng đẹp mắt.
Cây dại từng bị coi là kẻ thù của lúa giờ thành đặc sản đắt đỏ nhiều người săn lùng Cây cỏ mọc hoang khắp đầm lầy tưởng không ăn được hoá ra lại chế biến được vô số món ngon Không chỉ là đặc sản đắt đỏ, cây bồn bồn còn là vị thuốc cực giá trị được nhiều người săn lùng
Thu hoạch bồn bồn
Thu hoạch bồn bồn

Bồn bồn là một loại cỏ dại thuộc họ lau sậy có tên khoa học là typha angustifolia. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Thủy Hương Bồ ( nhang nước ). Tên gọi này bắt nguồn từ hình ảnh những bông hoa bồn bồn trông như những cây nhang được cắm dưới nước. Hoặc cũng có thể gọi là Hương Bồ Thảo, Hương Bồ.

Đây là loại cây thích hợp sinh trưởng ở những vùng đất bị nhiễm phèn, mặn. Bề ngoài cây giống cây cỏ lau, thường cao quá đầu người trường thành. Lá cây có hình dáng giống lá xả. Hoa có màu nâu đậm như màu nhang. Chúng ta dễ dáng bắt gặp cả cánh đồng bồn bồn ở Cà Mau,Bạc Liêu, Hậu Giang…

Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu bồn bồn tại địa phương, chị Phạm Thị Hồng Nguyên, ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã nghiên cứu và sáng tạo ra các sản phẩm túi xách, ba lô, ví với kiểu dáng đẹp mắt, được nhiều người yêu thích và được công nhận OCOP 3 sao năm 2022.

Để tạo ra các sản phẩm từ cây bồn bồn, chị Nguyên gặp không ít khó khăn, thách thức. Ban đầu chị tận dụng lá cây bồn bồn để đan ra các sản phẩm túi xách, ba lô, ví với mong muốn tạo nên sự mới lạ, thời trang. Tuy nhiên, do ý tưởng mới nên khi bắt tay vào làm hầu hết các sản phẩm đều không đạt yêu cầu đặt ra.

Bằng ý chí và sự quyết tâm, chị Nguyên vẫn không nản lòng từ bỏ, luôn không ngừng nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để thực hiện và cuối cùng cũng thành công trong việc sáng tạo ra các sản phẩm thời trang mới lạ từ cây bồn bồn. Nhận thấy sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm, chị Nguyên mạnh dạn đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

Chị Nguyên (bìa trái) phát triển thành công sản phẩm OCOP từ cây bồn bồn
Chị Nguyên (bìa trái) phát triển thành công sản phẩm OCOP từ cây bồn bồn

Chị Nguyên cho biết: “Cây bồn bồn vốn là đặc sản của Cái Nước quê tôi. Tuy nhiên, người dân chỉ lấy phần lõi non của cây để chế biến thành món ăn hoặc làm dưa, còn riêng phần lá thì bỏ đi. Do nhận thấy độ dẻo dai của lá bồn bồn khô nên tôi đã nghĩ đến việc tạo ra sản phẩm mới từ nguyên liệu bị bỏ đi này. Năm 2020, tôi bắt tay vào thực hiện ý tưởng và gặp không ít khó khăn, phải mất nhiều thời gian, công sức đan đi đan lại nhiều lần vì sản phẩm không như ý muốn và phải trải qua thời gian nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm mới đạt được thành công. Đến cuối năm 2021, các sản phẩm túi xách, ba lô, ví từ cây bồn bồn được nhiều khách hàng biết đến và đặt mua. Nhờ vậy, tôi có thêm động lực để duy trì, cố gắng phát triển sản phẩm”.

Để các sản phẩm từ cây bồn bồn đạt chất lượng, chị Nguyên chú trọng từng công đoạn và chủ yếu thực hiện hoàn toàn theo phương pháp thủ công.

Theo đó, lá bồn bồn sau khi thu mua về sẽ được phơi nắng khoảng 01 tuần để lá có độ dẻo dai. Công đoạn đan lần lượt qua các bước như tạo khung, đan thô. Sau khi thành hình, sản phẩm được xử lý keo chống mốc, chống thấm rồi may da, gắn khóa kéo và trang trí họa tiết. Qua đôi bàn tay khéo léo của chị Nguyên, các sản phẩm túi xách, ví, ba lô đều có hình dáng mới lạ, đẹp mắt.

Hiện tại, mỗi tháng chị xuất bán được hơn 100 sản phẩm các loại, với giá bán dao động từ 199 – 499 ngàn đồng/sản phẩm, tùy loại. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trên cơ sở thành công trong phát triển sản phẩm, tháng 8/2022, chị Nguyên thành lập hợp tác xã, mở rộng sản xuất. Đồng thời, sản phẩm cũng được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao vào năm 2022.

Cây mọc hoang ở ao hồ thành đặc sản dù bán giá cao vẫn nhiều người săn lùng Cây mọc hoang ở ao hồ thành đặc sản dù bán giá cao vẫn nhiều người săn lùng
Cây dại từng bị coi là kẻ thù của lúa giờ thành đặc sản đắt đỏ nhiều người săn lùng Cây dại từng bị coi là kẻ thù của lúa giờ thành đặc sản đắt đỏ nhiều người săn lùng
Cây cỏ mọc hoang khắp đầm lầy tưởng không ăn được hoá ra lại chế biến được vô số món ngon Cây cỏ mọc hoang khắp đầm lầy tưởng không ăn được hoá ra lại chế biến được vô số món ngon
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng và lợi thế khu vực nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả và bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

Công tác quản lý, giám sát sản phẩm OCOP Thái Bình còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương với các đặc sản, sản phẩm truyền thống.
Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Mặc dù tỉnh Bạc Liêu có nhiều sản phẩm OCOP đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa theo quy định, song chỉ có số ít sản phẩm OCOP của tỉnh “chen chân” được vào siêu thị.
Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Những vướng mắc trong thủ tục, chi phí đánh giá lại là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư. Để đạt tiêu chuẩn OCOP là một chặng đường, giữ thương hiệu lại là bài toán khó hơn.
Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP thành công không chỉ là câu chuyện về kinh tế mà còn là giải pháp bền vững cho bảo tồn và phát triển nông thôn, hướng tới một tương lai du lịch gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hóa, sinh thái và cộng đồng.
Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Để phát triển sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tìm kiếm và nuôi dưỡng các sản phẩm tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đã có sản phẩm OCOP được công nhận hoàn thiện và nâng cấp lên hạng sao cao hơn.
Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Mục tiêu năm 2025, Hà Nam phấn đấu có thêm 20 - 25 sản phẩm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên. Đồng thời, đánh giá nâng hạng, đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hạn và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Gian hàng thực tế ảo 3D được trang trí và mô phỏng dựa trên bài trí của gian hàng thực tế. Qua đó, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn do không giới hạn về địa lý, người tiêu dùng từ khắp nơi có thể tham quan và mua sắm sản phẩm OCOP mà không cần đến tận nơi.
Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Để phát triển các sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu riêng cho địa phương, thời gian tới, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) tạo điều kiện hỗ trợ các tập thể, cá nhân giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Yên Bái còn tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải tiến quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Với con số gần 15,6 nghìn sản phẩm OCOP thì đây là kết quả “rất đáng mừng, nhưng chưa vui” vì còn có những sản phẩm có vấn để về chất lượng, hoặc sản phẩm không đúng thông số ghi trên bao bì. Điều này ảnh hưởng đến uy tín chung của sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Để chương trình OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,...
Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm (trong đó có 44 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao) của 27 chủ thể.
Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán người dân xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại háo hức thu hoạch “đặc sản” của địa phương để đưa ra thị trường, đó chính là cam giòn Thượng Lộc, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao.
“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm 52 sản phẩm, hội đồng đã chọn ra được 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, trong đó có sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Mắm Lê Gia).
Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Trong 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch TP. Hà Nội đề ra từ đầu năm.
Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Hiện nay, tình trạng trùng lặp và một màu của các sản phẩm OCOP đang trở thành một bài toán khó giải quyết. Việc làm thế nào để vừa phát triển sự đa dạng của sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải giữ được tính đặc trưng của từng vùng miền là câu hỏi đặt ra trong hành trình phát triển bền vững của OCOP.
Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận đã rất chú trọng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; các hội chợ trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã tìm được đối tác ký kết tiêu thụ lâu dài.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm  OCOP

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17/01 đến hết ngày 22/01/2025 (tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2024 tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao và 5 sản phẩm hạng 4 sao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động