![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bí quyết ngày 30 Tết cây mai nào cung nở rực rỡ |
Mai vàng được xem là một trong những loại hoa biểu tượng của ngày Tết. Nếu miền Bắc chuộng hoa đào hồng đẹp nhẹ nhàng với ý nghĩa riêng thì miền Nam lại cực kỳ chuộng mai vàng và hầu như nhà nào cũng chưng ít nhất 1 chậu đón Tết trong năm.
Cứ đầu tháng 12 hàng năm là người ta đã bắt đầu thấy hoa mai vàng được vận chuyển rải rác đến các trung tâm lớn đông dân bày bán. Đến từ giữa tháng 12 âm đến những ngày giáp Tết thì hoa mai vàng đã phủ kín nơi nơi khiến không gian tết với sắc vàng ngập khắp muôn nơi.
Mai vàng là biểu biểu cho ngày Tết bởi người dân quan niệm rằng mai vàng mang lại sự may mắn, hạnh phúc và sung túc cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra chúng còn xua đuổi những sự run rủi hoặc điềm xui có thể xảy ra với gia đình trong năm tới.
Mưa, nắng và gió là những điều mà người trồng hoa mai quan tâm hơn cả. Chỉ một sự thay đổi của thời tiết, rất có thể khiến cho cả vườn mai, nguồn thu nhập chính vào dịp Tết của nông dân cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, để cho Mai nở hoa nhiều, đẹp và đúng vào dịp Tết Nguyên Đán không phải là điều dễ dàng.
Ông Tiêu Hùng Minh (Ba Tiền) 67 tuổi, người trồng mai lâu nhất của làng nghề mai vàng Phước Định (Long Hồ, Vĩnh Long), với kinh nghiệm 40 năm gắn bó việc chăm sóc mai chia sẻ một số bí quyết giúp mai vàng ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán.
Ông Ba Tiền cho biết: Để có được những cây mai nở đúng dịp Tết thì kỹ thuật chăm sóc phải rất cẩn thận và cầu kỳ suốt cả năm.
![]() |
Ông Ba Tiền là người có kinh nghiệm chăm sóc mai lâu nhất làng mai vàng Phước Định |
Theo ông Ba Tiền, đầu tiên là cây mai vàng phải được tưới nước đầy đủ hằng ngày để gốc mai không bị khô. Đặc biệt, khi gần Tết, tuyệt đối không được để cây mai bị thiếu nước nhiều ngày liên tục, vì như thế khi tưới nước lại cây mai sẽ "tức" và ra hoa đột ngột.
Thời điểm lặt lá mai cũng là một trong những khâu quan trọng nhất cho việc chọn thời điểm ra hoa. Ông Ba Tiền chia sẻ: Người trồng mai phải rất chú ý vào thời tiết những ngày lặt lá cho mai để có thể xử lý kịp thời. Trước khi lặt lá phải quan sát hai miếng vỏ ở phần ngoài của nụ đã rụng thì mới tiến hành lặt lá được.
Tùy theo kích cỡ của nụ hoa mai mà người trồng sẽ chọn ngày để lặt lá. Nếu cây nào có nụ hoa còn nhỏ (gọi là nụ kim) thì lặt lá sớm từ những ngày 13, 14 tháng Chạp. Đối với những cây nụ hoa đã lớn tròn hơn thì lặt trễ hơn vài ngày từ ngày 16, 17 tháng Chạp.
Ngoài ra, khoảng 3 - 4 ngày trước khi lặt lá, phải "xiết nước" (bỏ khô không tưới) cho cây mai quen với việc thiếu nước để khi lặt lá mai sẽ không bị sốc. Sau khi lặt lá xong thì tưới lại nước, khi đó mai sẽ "tức" và bắt đầu ra hoa.
![]() |
Khoảng 3 - 4 ngày trước khi lặt lá, phải "xiết nước" |
Một lưu ý với người người trồng mai là vào những năm nhuận, thời gian lặt lá phải được lùi lại. Bên cạnh đó, công đoạn chăm sóc mai những năm nhuận khó và cực hơn rất nhiều vì phải xử lý cho mai ra hoa trễ hơn 1 tháng.
Đặc biệt, ông Ba Hiền cũng chia sẻ "bí kíp" xử lý trong trường hợp đến ngày 30 Tết mà mai vẫn chưa thể nở kịp. Đối với trường hợp này, theo ông, khoảng 8 giờ sáng ngày 30 Tết, sử dụng bình phun nước lạnh khắp tán cây mai. Đến trưa cùng ngày, chọn lúc trời nắng gắt nhất, pha 1 bình nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh (khoảng 70 - 80 độ C) tiếp tục phun đều khắp tán cây mai. Theo kinh nghiệm của ông, phương pháp này sẽ cải thiện được hơn 50% tình trạng hoa nở muộn.
![]() |
![]() |
![]() |