Nghệ An: Chủ động ứng phó với diễn biến của bão, mưa lũ, sạt lở đất ở miền núi Nghệ An sắp nhận thêm 250.000 liều vắc-xin Sinopharm Dự án bất động sản nghỉ dưỡng hàng hiệu xuất hiện tại Nghệ An |
Việc xuất khẩu chè gặp khó khăn, giá chè giảm sâu |
Xuất khẩu chè khô Nghệ An hiện vẫn chủ yếu đi vào các thị trường lâu nay được xem là dễ tính, với 3 thị trường chính Afghanistan, Ả Rập và Iran. Tại các thị trường lớn có yêu cầu cao và khó tính như Mỹ, EU… thì chè địa phương này gần như chưa tìm được chỗ đứng...
Huyện Thanh Chương nơi được coi là “thủ phủ” chè tại tỉnh Nghệ An, với khoảng 4.500ha hiện tích trồng chè đem lại sản lượng chè tươi mỗi năm lên đến 60.000 tấn, sản lượng chè khô gần 12.000 tấn/ năm. Tại đây, 90% sản lượng chè là đem đi xuất khẩu, tổng giá trị sản phẩm mỗi năm là hơn 320 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến giá chè xuống thấp, tiêu thụ chậm, … kéo theo giá thu mua chè nguyên liệu cũng giảm sâu theo. Mức giá chè tươi hiện dao động từ 2.500 – 3.500 đồng/kg thấp hơn 1.000 – 1.500 đồng/kg so với năm 2020, với mức giá như vậy người nông dân chắc chắn chịu lỗ.
Việc xuất khẩu chè Nghệ An phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường nên dẫn đến sự suy giảm rõ rệt. Khi phía đối tác gặp bất ổn về kinh tế, chính trị, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc vận chuyển gặp khó khăn thì ngay lập tức xuất khẩu chè khô bị chậm lại.
Cần thay đổi hình thức canh tác chè theo quy chuẩn |
Trở ngại lớn nhất đối với chè Nghệ An khi tham gia xuất khẩu vào các thị trường lớn là về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Bởi mỗi thị trường, mỗi quốc gia đều đưa ra những rào cản, quy định riêng về kỹ thuật và chất lượng của hàng hóa nhập khẩu. Chính vì vậy, việc đưa các quy chuẩn, khuôn khổ làm nông nghiệp sạch (VietGAP) áp dụng vào cây chè là điều thực sự cần thiết.
Cây chè đang là cây xóa đói, giảm nghèo, là cây trồng chủ lực của hàng chục ngàn hộ dân ở các huyện miền núi. Ngành sản xuất và chế biến chè tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Tại Nghệ An, nhiều vùng chè cho năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông…
Đối với huyện Thanh Chương về lâu dài, để nâng cao giá trị cây chè, nâng thu nhập cho người dân thì cần thiết phải thay đổi tư duy sản xuất. Đó chính là việc hình thành các vùng trồng chè sạch theo chuẩn VietGAP, đó chế biến chè khô chất lượng, sạch, đáp ứng các tiêu chí khắt khe từ các thị trường lâu nay được xem là khó tính khác như Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, ... đồng thời, chế biến nhiều sản phẩm khác từ chè để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Cây chè gắn liên với đời sống của người dân Việt Nam, hiện cây chè đang đứng trong top đầu sản lượng xuất khẩu, tuy nhiên, giá trị kim ngạch mà nó đem lại lại thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu khác. Việc quy hoạch lại vùng nguyên liệu, sản xuất và chế biến đến xuất khẩu một cách đồng bộ là điều cần làm sớm để tránh nguy cơ “vỡ trận” của mặt hàng vốn là thế mạnh của địa phương này.