Doanh nghiệp Việt xuất khẩu nhôm, thép vào Mỹ cần cẩn trọng Ngành thép "cửa sáng" phục hồi tăng trưởng trong năm 2024? Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn |
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm sắc lệnh nâng thuế nhôm, thép ngày 10/2. Ảnh: Reuters |
Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép từ 4/3
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ.
"Chúng ta sẽ áp thuế nhập khẩu 25%, không có ngoại lệ, với toàn bộ nhôm thép. Việc này đồng nghĩa sẽ có nhiều doanh nghiệp đến Mỹ hoạt động", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ngày 10/2, sau khi ký sắc lệnh áp thuế tại Phòng Bầu dục. Trước đó, ý định này đã được ông công bố hôm 9/2.
Thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 4/3. Ông Trump cam kết nỗ lực này sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và mang nhiều việc làm về Mỹ, đồng thời cảnh báo mức thuế có thể được nâng lên cao hơn.
Như vậy, thuế nhập khẩu nhôm sẽ tăng từ mức 10% áp dụng từ năm 2018 lên 25%. Các nước đang được miễn thuế nhôm, thép cũng sẽ không còn được quyền lợi này.
Ông Trump cũng bổ sung quy định mới, yêu cầu thép nhập khẩu phải được "nung chảy và đúc" tại Bắc Mỹ để hạn chế thép từ Trung Quốc vào Mỹ. Nhôm cũng vậy.
Ngành nhôm, thép xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng ra sao?
![]() |
Mỹ áp dụng với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu |
Trả lời trên Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, thống kê hải quan Mỹ cho biết năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu USD thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023; trong khi với mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu USD, tăng 9,5%.
Tuy vậy, một số doanh nghiệp sản xuất thép quy mô lớn của Việt Nam như Tập đoàn Hòa Phát hiện đã không còn xuất khẩu thép vào Mỹ và mở rộng xuất khẩu ra hơn 10 thị trường khác, kể từ khi nước này áp dụng các biện pháp điều tra phòng vệ thương mại.
Từ đó ông Hưng cho rằng, Mỹ áp dụng với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay.
Dù vậy, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Cùng đó, khó khăn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, khi các nước tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Nhiều công ty thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ, cũng gây ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu thép như Việt Nam.
Theo ông Hưng, với lợi thế của hàng Việt Nam là giá cạnh tranh, chất lượng tốt, sẽ bổ trợ cho nền kinh tế Mỹ, góp phần giúp giảm lạm phát, bổ trợ cơ cấu ngoại thương hai nước.
Tuy nhiên, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định của Mỹ về nguồn gốc xuất xứ và luôn sẵn sàng tham gia đầy đủ quá trình giải trình của cơ quan điều tra Mỹ các vụ việc phòng vệ thương mại, khi hiện đã có 34 vụ kiện phòng vệ thương mại với mặt hàng thép và hai vụ việc điều tra với nhôm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.
![]() |
![]() |
![]() |