Giá trị dinh dưỡng của rau muống
Trước đây, rau muống mọc tràn lan ở bờ ruộng, kênh ngòi, thường được nông dân cắt mang về cho lợn ăn vì nó rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, ngày nay rau muống được trồng đại trà trên cạn, thậm chí là trồng thuỷ sinh, chất lượng rất đảm bảo và an toàn nên được ưa chuộng.
Thông thường, rau muống được trồng trong nước rộng rãi, chúng phát triển nhanh, mọc tốt, tươi xanh, non hơn so với rau muống mọc trên cạn.
Rau muống là thực phẩm có tính hàn, chứa kali và nhiều nguyên tố khác, có tác dụng điều chỉnh cân bằng nước, làm giảm độ axit trong đường ruột.
Loại rau xanh mát cho mâm cơm ngày hè, canxi gấp 12 lần cà chua |
Đặc điểm nổi bật nhất của nó là rất giàu canxi, 100g rau muống chứa 147mg canxi, trong khi 100g cà chua chỉ chứa 12,25mg canxi, gấp 12 lần cà chua. Vào mùa hè, mọi người thường thích ăn rau muống hơn, giúp bổ sung canxi, một bát nước rau muống thêm chút chanh giúp giải nhiệt rất hiệu quả.
Niacin và vitamin C chứa trong rau muống có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính, đồng thời có tác dụng giảm béo và giảm cân. Chất diệp lục trong rau muống được mệnh danh là “thần dược xanh”, có thể làm sạch răng, ngừa sâu răng, khử mùi hôi miệng, làm đẹp da, là sản phẩm làm đẹp.
Ngoài ra, rau muống rất giàu cellulose thô, bao gồm cellulose, hemiaellulose, lignin, chất nhầy và pectin, v.v, có chức năng thúc đẩy nhu động ruột, nhuận tràng và giải độc. Rau muống có tính mát, nước rau có tác dụng ức chế staphylococcus aureus và streptococcus, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy, nếu ăn thường xuyên vào mùa hè có thể phòng chống say nắng, giải nhiệt, mát huyết giải độc, phòng trị kiết lỵ.
Loại rau này thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, người già hay bị táo bón, tĩ, đại tiện ra máu, lở loét, mụn nhọt. Do rau muống có tính mát nên dùng gia vị có tính nóng để xào nấu để cân bằng tính chất của rau muống. Mặc dù vậy người bị tỳ vị hư hàn, phân lỏng nên ăn ít hoặc không ăn sẽ tốt hơn.
Những điều cần chú ý ăn rau muống
Rau muống có tính hàn, những người có thể chất yếu, đi ngoài phân lỏng, tỳ vị hư nhược, huyết áp thấp không nên ăn.
Ăn rau muống ngay sau uống sữa có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Rau muống nên ăn dạng chín là tốt nhất vì nó chứa axit oxalic, trước khi ăn nên chần qua nước nóng để phá hủy axit oxalic, tránh cho axit oxalic sinh ra kết hợp với canxi trong cơ thể, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Rau muống luộc là món ăn thanh mát ngày hè |
Món ngon từ rau muống
Rau muống luộc: Rau muống luộc cũng là một món đặc trưng trong bữa cơm của mọi gia đình. Rau muống khi luộc sẽ vẫn giữ lại được màu xanh đẹp mắt cùng độ giòn nhất định ăn rất thích. Đối với món rau muống luộc thì chỉ cần đi kèm với một chén mắm tỏi ớt nữa thì sẽ làm cho món này thêm phần hấp dẫn hơn nữa.
Canh rau muống: Canh rau muống chắc chắn là một món ăn vô cùng quen thuộc trong các bữa cơm gia đình Việt Nam, bạn có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác như tôm, cua cũng đều có thể cho ra món canh rau muống hảo hạng.
Rau muống bóp gỏi cũng rất hấp dẫn |
Rau muống xào: Rau muống xào là một món ăn vô cùng quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người vì nguyên liệu rẻ và cách chế biến cũng đơn giản không mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều cách thực hiện món rau muống xào khác nhau để làm đa dạng khẩu vị. Hương vị của món này lúc nào cũng hấp dẫn, rau muống vẫn giữ được độ giòn và rất bắt cơm.
Gỏi rau muống: Ngoài luộc, nấu canh thì rau muống còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những món gỏi vô cùng hấp dẫn. Rau muống trộn gỏi sẽ giữ được độ giòn, không những vậy còn được hòa quyện cùng với các gia vị sẽ làm cho món ăn thêm hấp dẫn hơn nữa. Bạn có thể trộn gỏi với thịt gà, tép, vịt,... và ăn kèm với bánh tráng nướng thì ngon không còn gì bằng.
Rau muống ngâm chua ngọt: Rau muống khi ngâm vẫn sẽ giữ lại độ giòn ngon cùng vị chua ngọt cực kỳ kích thích vị giác, bên cạnh đó màu sắc cũng vô cùng bắt mắt. Món này bạn có thể ăn cùng với cơm hoặc dùng như một món ăn kèm cũng rất thích hợp.