Theo đó, tỉnh Hòa Bình yêu cầu việc triển khai Nghị quyết phải được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và giải pháp thực hiện; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
Kịp thời cụ thể hóa Nghị quyết bằng các Chương trình hành động, Kế hoạch; thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW và Kế hoạch này gắn với nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Hòa Bình: Xây dựng kế hoạch định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khoáng sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Để làm được điều đó, cần: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật,... với cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tạo thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản...
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường;
Ưu tiên sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội,...
Tăng cường kiểm tra giám sát, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản; Tăng cường đồng thuận trong nhân dân; xây dựng cơ chế, chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư...
Tỉnh ủy Hòa Bình xây dựng Kế hoạch định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khoáng sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |
Rà soát, điều chỉnh khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh (khi có sự thay đổi); quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai; quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản; việc tái đầu tư nguồn thu từ khai thác khoáng sản để đầu tư phát triển giáo dục, y tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội... cho địa phương và người dân nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Hoàn thiện quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách...
Đề xuất điều chỉnh thuế suất, thuế tài nguyên đối với một số khoáng sản nhằm khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản có điều kiện địa chất - mỏ phức tạp, hàm lượng thấp, hạ tầng kỹ thuật thấp kém.
Đóng góp ý kiến để hoàn thiện chính sách xuất - nhập khẩu và dự trữ khoáng sản; hoàn thiện chính sách thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề lĩnh vực địa chất, khoáng sản...
Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản; tăng cường công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; công tác thanh tra, kiêm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng.
Thu hồi giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Có lộ trình thăm dò đánh giá trữ lượng từng loại khoáng sản của tỉnh làm cơ sở khoanh vùng sử dụng một cách hợp lý, cân đối giữa trữ lượng khoáng sản hiện có với nhu cầu sử dụng và cân đối giữa khai thác và dự trữ khoáng sản; Phân loại khoáng sản sử dụng trong từng giai đoạn khi công nghệ cho phép để sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả; ...
Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước kết hợp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho công tác thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch để có đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất phục vụ quốc phòng, an ninh, giao thông, xây dựng, công thương, nông nghiệp...
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản nhằm quản lý tập trung, thống nhất; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Chú trọng đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ cho lĩnh vực Địa chất, khoáng sản, quan tâm đến đội ngũ cán bộ cấp huyện; xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản, quản trị tài nguyên khoáng sản.
Đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm trong nghiên cứu, điều tra các khoáng sản ẩn sâu; tăng cường khảo sát hang động; điều tra, khảo sát các di sản địa chất.