Những đặc sản Hạ Long ngon nức tiếng, có món lọt top 10 được xác lập kỷ lục Châu Á 5 món đặc sản miền Tây ngon quên lối về 7 đặc sản Bình Thuận ngon quên lối về, ăn thử một lần là nhớ mãi |
Cá kho làng Vũ Đại
Trước đây, cá kho làng Vũ Đại được chọn làm món tiến Vua. Còn giờ đây, món cá kho niêu đất này theo chân người Việt đi khắp trong Nam, ngoài Bắc và được xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau. Cá kho làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu chính là cá trắm đen; thịt ba chỉ và các gia vị đồng quê. Mỗi niêu cá được kho trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Cá kho có màu nâu cánh gián bắt mắt, xương cá mềm nhừ, thịt cá chắc và không còn mùi tanh.
Bánh chưng làng Đầm
Làng Đầm là một trong những ngôi làng nghề có truyền thống gói bánh chưng nổi tiếng ở khu vực Miền Bắc với tuổi đời hơn trăm năm được thế hệ cha ông truyền lại cho con cháu nối nghiệp đến tận bây giờ. Để có thể tạo nên một mẻ bánh chưng thơm ngon thì ưu cầu người thợ phải có tay nghề lựa chọn các nguyên liệu chất lượng từ nếp, đậu xanh, thịt nạc sạch cho đến những chiếc lá gói bánh cũng phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
Điểm đặc biệt của loại đặc sản Hà Nam làm quà này đó là bánh chưng mặn nhưng vẫn có thể bảo quản lên đến 8 – 10 ngày mà không hề bị ôi thiu hay ẩm mốc. Hương vị bánh vô cùng khác lạ so với nơi khác, vừa dẻo vừa thơm, vị đậm đà ăn rất ngon mà không hề bị ngấy, xứng đáng là một đặc sản bạn nên mua về để gia đình và bạn bè cùng thưởng thức.
Mắm cáy Bình Lục
Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó là mắm cáy đặc sản Hà Nam, trên địa bàn tỉnh Hà Nam cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng… nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.
Cáy được chọn là những con cáy tươi ngon, rửa sạch, giã nhuyễn trong cối đá và trộn gia vị, dùng vải màn bịt chặt hũ phơi nắng 1 ngày sau đó đem chôn dưới đất. Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… và đây cũng là mặt hàng được khách du lịch ưa chuộng dùng để làm quà tặng mỗi khi ghé qua nơi này.
Quýt Lý Nhân
Lý Nhân, Hà Nam là một huyện nằm ven sông Hồng, được phù sa của con sông bồi đắp nên có đất đai màu mỡ.Giống quýt tiến vua này đã có từ đời nảo, đời nào trên đất Văn Lý (Lý Nhân, Hà Nam) chẳng ai nhớ rõ, nhưng các cụ bảo lịch sử của nó không dưới vài trăm năm, khởi đầu từ một cây “quýt tổ” rồi lan ra cả làng, cả xã.
Đây từng là vật phẩm dùng để cung tiến lên vua dưới chế độ phong kiến xưa nên còn được gọi là quýt tiến, cùng với giống chuối Ngự của làng Đại Hoàng Quýt hương có vị ngọt dịu, mùi thơm khó có thể lẫn mà nếu bóc vỏ, dù có vầy vò tay mấy lần dưới nước mùi thơm đó cũng không hết. Khác với các giống quýt của địa phương khác, quýt hương quả dẹt, vỏ giòn, mỏng vừa phải, khi chín màu vàng ươm.
Thịt dê núi
Dê núi được nuôi thả tự nhiên, ăn lá rừng và chạy nhảy trên núi quanh năm nên thịt chắc, ngọt và không hôi. Đến Hà Nam, nhất là các vùng Phủ lý; Thanh Liêm; Kim Bảng, bạn nhất định nên thưởng thức các món đặc sản Hà Nam chế biến từ dê núi như: dê tái chanh, dê nướng, dê xào lăn…
Rau sắng Ba Sao
Rau sắng Ba Sao được rất nhiều khách du lịch yêu thích và lựa chọn mua về làm quà để gia đình cùng thưởng thức. Loại rau này mọc dại ở những vùng đồi núi đá vôi có hương vị thơm ngon và độc lạ mà không nơi nào có được.
Đối với loại đặc sản Hà Nam làm quà này, hầu như các bộ phận của rau đều có thể sử dụng được, hoa, quả, lá và đọt đều chế biến thành những món ăn vô cùng thơm ngon. Ngoài ra, rau sắng cũng có nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho sức khỏe, một loại rau vừa bổ vừa dễ chế biến thì mua về làm quà thì mang ý nghĩa vô cùng.
Bánh đa Kiện Khê
Không ai rõ nghề làm bánh đa ở Kiện Khê có từ bao giờ, chỉ nghe các cụ kể lại là làng nghề đã tồn tại, phát triển trên một thế kỷ.Qua tìm hiểu được biết, sở dĩ bánh đa Kiện Khê được nhiều người yêu thích là bởi bánh thơm, giòn, béo ngậy và đậm đà hơn những nơi khác. Có được điều đó là do thợ làm bánh kỹ càng, cẩn thận trong từng khâu chế biến, đặc biệt là việc chọn gạo và một số nguyên liệu khác như vừng, lạc, dừa…
Ở Kiện Khê có nhiều hộ làm bánh nhưng mỗi cơ sở, mỗi gia đình lại có một bí quyết riêng trong cách pha chế bột, sử dụng gia vị… để tạo ra sản phẩm đặc trưng của mình. Có người thì pha thêm chút bột mỳ cho có độ nở, phồng, có hộ thì chỉ sử dụng gạo nguyên chất để bánh giữ được độ ngậy và thơm lâu hơn. Tuy nhiên, để có một chiếc bánh đa ngon, người làm bánh vẫn cần phải chọn loại nguyên liệu chất lượng nhất và phải trải qua nhiều công đoạn như ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, nướng bánh, phơi bánh. Tùy theo sở thích của khách hàng, ngoài vừng, lạc giã dập được rắc kín mặt bánh, người ta còn rắc thêm dừa thái sợi để tăng thêm vị bùi, béo cho bánh.
Bánh cuốn chả Phủ Lý
Chưa biết Hà Nam có đặc sản gì hãy đi hỏi người Phủ Lý. Và câu trả lời của họ chắc chắn là bánh cuốn. Bánh cuốn Phủ Lý được tráng 2 lớp mỏng bằng bột gạo tám xoan. Người Phủ Lý làm ra 2 loại gồm bánh tráng mộc và bánh cuốn nhân mộc nhĩ để chiều lòng thực khách. Hành phi thơm lừng được rắc lên trên kích thích vị giác vô cùng. Bánh cuốn Phủ Lý được thưởng thức cùng chả lụa hoặc chả nướng.
Chuối ngự Đại Hoàng
Chuối ngự Đại Hoàng nổi tiếng khi xưa là một loại cống phẩm chỉ để dâng vua chúa khi xưa. Điểm đặc biệt của đặc sản Hà Nam làm quà đó chính là những quả chuối phải để chín tự nhiên trên cây mà khi đến độ già nhất định thì sẽ được người dân cắt xuống đem ngâm với giấm thì chuối mới có được vị ngon ngọt đặc biệt. Quả chuối có hình dạng nhỏ xinh và tròn mập rất mũm mĩm, vỏ rất dễ bóc, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt vừa phải khiến ai thưởng thức cũng đều khen nức nở, xứng đáng là một loại chuối nổi tiếng dâng vua.
Bún cá rô đồng
Không chỉ có cá kho tiến Vua, Hà Nam còn sở hữu món đặc sản là bún cá tiến Vua. Nước dùng được ninh từ xương cá rô đồng đã được khử sạch mùi tanh bằng bí quyết riêng nên ngọt lịm, thơm lừng. Cá rô được sơ chế rồi rim cho ngấm gia vị, không mang chiên nên không hề ngấy. Bún cá rô được nấu cùng rau cải, rau ngót tùy theo mùa.