Cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể kéo dài

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn để không lỡ nhịp với kinh tế thế giới.
Chính phủ trình Quốc hội dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 2, chiều ngày 29/10, sau khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Ba trọng tâm cơ cấu lại không hoàn thành mục tiêu

Từ điểm cầu Nhà Quốc hội, đề cập về sự cần thiết xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Đa số ý kiến cho rằng việc xây dựng Kế hoạch là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của giai đoạn trước, đồng thời đưa các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025 đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết đưa nội dung cơ cấu lại nền kinh tế thành một Kế hoạch riêng vì khá nhiều nội dung của Kế hoạch trùng lặp với nội dung đã được nêu tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công 5 năm 2021 - 2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, bổ sung trong mục tiêu tổng quát một số nội dung: Phát triển đô thị, kinh tế đô thị; kinh tế đô thị là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, khai thác tối đa lợi thế của đô thị để phát triển kinh tế đô thị, tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế của hệ thống các đô thị; chú trọng mở rộng không gian phát triển kinh tế đô thị theo vùng, phát huy lợi thế kết nối đa chiều; thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù, xây dựng các mô hình mới để tạo đột phá trong phát triển kinh tế đô thị;

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thích ứng với biến động của kinh tế thế giới, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; khai thác triệt để những lợi thế từ các FTA thế hệ mới để thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hiệu quả; Bảo đảm tăng trưởng xanh để gắn kết tăng trưởng kinh tế với chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu một số nội dung như sau:

Thứ nhất, đối với 05 mục tiêu không đạt được theo Kế hoạch cần đặt thời hạn sớm hoàn thành các mục tiêu này phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực hiện của giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ hai, cân nhắc điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu do tác động của dịch COVID-19 dẫn tới khó khả thi như mục tiêu về số lượng doanh nghiệp; đồng thời nghiên cứu đề xuất chỉ tiêu, mục tiêu về chất lượng doanh nghiệp, nhất là việc đánh giá đóng góp của doanh nghiệp vào GDP theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Thứ ba, nghiên cứu, bổ sung làm rõ nội hàm, các yếu tố cấu thành kinh tế số, làm cơ sở để xác định mục tiêu “Kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%”. Đây là một nội dung mới nên cần phải được cụ thể hóa đối với từng ngành, lĩnh vực nhằm bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Thứ tư, nghiên cứu, bổ sung một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về đơn vị sự nghiệp công lập, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cơ cấu lại đầu tư công, phát triển thị trường lao động, cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

Về cơ bản, Ủy ban Kinh tế nhất trí với 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch trên cơ sở tiếp tục các nhiệm vụ cơ cấu lại từ giai đoạn trước, đồng thời tách một số nội dung thành nhiệm vụ riêng để cho thấy rõ nét trọng tâm, trọng điểm và điểm mới. Đối với một số nội dung cụ thể, Ủy ban Kinh tế có ý kiến là cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn để không lỡ nhịp với kinh tế thế giới.

Cơ cấu lại nền kinh tế lấy hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đặc biệt bảo đảm đa số người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Kế hoạch cần rõ nét hơn về các trọng tâm, trọng điểm các ngành, lĩnh vực và vùng, lãnh thổ.

Tập trung để hoàn thành cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm giai đoạn trước chưa hoàn thành. Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, giữ vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Phối hợp điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả với liều lượng hợp lý, tại thời điểm phù hợp và phối hợp chặt chẽ giữa hai chính sách để hỗ trợ tăng trưởng trên cơ sở bảo đảm an toàn nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô. Có giải pháp tổng thể và phù hợp để giải quyết dứt điểm năng lực sản xuất dư thừa, nhất là đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, các dự án yếu kém, thua lỗ.

Quốc  hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Toàn cảnh Phiên họp

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế phải gắn với Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, tăng cường tính tự chủ, khả năng thích ứng của nền kinh tế. Xuất nhập khẩu, đầu tư công, tiêu dùng vẫn là trụ cột tăng trưởng nên phải xác định rõ những khó khăn cần tháo gỡ, những nội dung cần cơ cấu lại. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng; tăng tỷ trọng ngân sách nhà nước đưa giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ trở thành nền tảng quan trọng và là động lực chủ yếu trong phát triển.

Cần cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực cho các loại thị trường, nhất là thị trường vốn, thị trường khoa học, công nghệ và thị trường lao động. Có giải pháp mở rộng năng lực thị trường vốn, vay trong khả năng huy động và khả năng trả nợ của nền kinh tế. Cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là vấn đề phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công; nâng cao chất lượng, tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao năng lực quản trị, điều hành các dự án đầu tư; giải quyết các vấn đề về dự án chậm tiến độ, các yếu tố về quy hoạch. Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia, nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm; khuyến khích phát triển các quỹ hưu trí, bảo hiểm thiên tai, nông nghiệp. Hình thành các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế số ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Cơ cấu lại thị trường lao động phải gắn với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực. Thiết lập khung pháp lý cho thị trường sơ cấp, thứ cấp về quyền sử dụng đất. Kinh tế hóa ngành tài nguyên, xây dựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị đất đai, bất động sản theo cơ chế thị trường; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo đảm công khai, minh bạch và khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí. Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển mạnh doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thu hút các dự án FDI có chọn lọc phù hợp với định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, bổ sung cụ thể các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Cơ cấu lại không gian kinh tế phải bao hàm được nội dung về phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế bao trùm nhưng phải tính đến đặc thù của từng địa phương, từng vùng kinh tế để thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn; đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, phát triển hệ thống đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng.

Đối với đất đô thị, đề nghị cần gắn với định hướng phát triển đô thị, kinh tế đô thị; bảo đảm tỷ lệ đất giao thông và cây xanh theo quy định. Trong quy hoạch phát triển đô thị cần lấy định hướng phát triển giao thông làm cơ sở cho phát triển, quy hoạch đô thị theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) nhằm phát triển một cách hài hoà và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Xây dựng định hướng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; lựa chọn một số địa phương, đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, tạo vai trò dẫn dắt tăng trưởng.

Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm dịch vụ quốc gia, thương hiệu cho một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ có liên quan đến thiết bị vật tư y tế, dược phẩm và vắc - xin; dịch chuyển lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của từng ngành công nghiệp.

Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, tập trung vào các chương trình, đề án thực sự quan trọng, cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở cân đối nguồn lực thực hiện; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các chương trình, đề án bảo đảm sau khi thông qua, các chương trình, đề án được triển khai thực hiện ngay trong những năm đầu của giai đoạn 2021 - 2025.

Nguồn lực và phương thức huy động, tổ chức thực hiện

Theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ quy định về việc “Trong một số ít trường hợp có khả năng sử dụng một số nguồn lực Nhà nước nhất định để thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế…” để tuân thủ các quy định tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, nhất là về nguyên tắc phân bổ kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn. Cần có biện pháp quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đổi mới hơn nữa trong cách nghĩ, cách làm để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ trình Quốc hội Báo cáo đánh giá sơ kết việc thực hiện Kế hoạch tại Kỳ họp cuối năm 2023. Ủy ban Kinh tế trình Quốc hội xem xét và cho ý kiến tập trung vào các nội dung trong quá trình thảo luận tại Tổ và Hội trường như: Sự cần thiết ban hành Kế hoạch; Quan điểm và mục tiêu tổng quát; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; Nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025; Danh mục các chương trình, đề án trong Kế hoạch; Nguồn lực và phương thức huy động, tổ chức thực hiện; Các vấn đề khác trong Kế hoạch mà đại biểu Quốc hội quan tâm./.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Từ 31/3, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới. Đây là áp lực lớn cho ngành nông sản Việt, đòi hỏi phải có sức cạnh tranh tốt hơn để không rơi vào tình cảnh thua trên “sân nhà”.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Theo TS. Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trước việc EU kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang chủ động thích ứng, kiểm soát nâng cao chất lượng để sẵn sàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các dòng xe ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57 và 8703.24.51 nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.
Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Ngày 29/03/2025, Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Sản phẩm chế biến thực phẩm như cà phê hòa tan, bánh kẹo, đồ dùng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đã nhận được phản hồi tích cực từ phía đối tác Ấn Độ.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo kết luận sơ bộ vừa được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành, mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với Công ty bị đơn duy nhất trong vụ việc là 2,15%.
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2025. Tuy vậy, chính sách thuế quan của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump sẽ tạo ra thách thức không nhỏ, để hóa giải mối lo đòi hỏi các doanh nghiệp ngành hàng này cần chuẩn bị trước các phương án có thể xảy ra.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng. Trung Quốc & Hong Kong là thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong khi Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc cũng duy trì sức mua ổn định.
Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định nộp thuế hộ kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ 1/4/2025 đến 1/7/2025 do vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh áp thuế 25% đối với ôtô và xe tải nhẹ nhập khẩu, có hiệu lực vào ngày 3/4 tới đây.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô...
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương để đánh giá tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, với 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Bên cạnh những mặt hàng trong danh mục giảm thuế giá trị gia tăng cũ, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả ghi nhận giảm tháng thứ ba liên tiếp khiến các chuyên gia lo ngại kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm so với năm 2024 và khó đạt 8 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan hiện là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong thời gian tới.
TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bắt kịp làn sóng tiền kỹ thuật số trên thế giới. Nếu xây dựng được một khung pháp lý phù hợp, chúng ta không chỉ kiểm soát được rủi ro mà còn tạo điều kiện để nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động