Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, loét miệngBị đau dạ dày ban đêm cần làm gì?Chế độ ăn uống "thân thiện" cho người có dạ dày nhạy cảm |
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam, với tỷ lệ dân số mang yếu tố nguy cơ lên đến 70%. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị.
Có thể nói vấn đề ăn uống chính là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Đối với người bệnh viêm loét dạ dày cần được bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ích cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giảm tiết acid dạ dày và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,…
Trà thảo dược
Đa số các loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.
Bánh mì và ngũ cốc
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc nứt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô, bánh mì nguyên cám là nguồn chất xơ tốt để đưa vào chế độ ăn uống cho người có đường ruột yếu.
Chuối
Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ
Rau ăn lá xanh: Cải bó xôi, cải kale, xà lách, mồng tơi là Những loại rau giàu chất xơ như cải bó xôi, cải kale, xà lách, mồng tơi hay các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan, hay những loại củ như khoai, yến mạch, các loại trái cây như đu đủ, táo, thanh long….giúp giảm axit dạ dày và làm giảm triệu chứng đau bụng, ngăn chặn sự hình thành các vết loét dạ dày mới. Bổ sung những loại thực phẩm này có thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hiệu quả.
Canh/Soup
Canh/ soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây "áp lực" với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .
Trái cây
Trái cây tươi chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ưu tiên các loại quả mọng như táo, nho, lựu; hạn chế trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, gây trào ngược dạ dày.
Mật ong
Mật ong kháng khuẩn, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP và các vi khuẩn khác được khuyến nghị cho người bệnh dạ dày. Uống ly mật ong pha với nước ấm vào buổi sáng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Protein nạc
Thịt gia cầm không da, thịt bò nạc, cá, trứng, đậu phụ, các loại đậu, nấm là những nguồn protein ít chất béo. Ăn các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp chất béo lành mạnh omega-3, giảm viêm, ngăn ngừa vết loét khác.
Các loại thảo mộc và gia vị
Thực phẩm cay, nóng nên tránh khi viêm loét. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng hầu hết thảo mộc và gia vị dịu nhẹ vì chúng cung cấp chất chống oxy hóa. Các loại tốt nhất bao gồm nghệ, quế, gừng và tỏi vì có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Thực phẩm chống oxy hóa
Thường tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh giúp các vết viêm loét chóng lành.
Chuối chín vừa ngon vừa bổ nhưng những người này không nên ăn |
4 món ăn sáng "kẻ thù" tàn phá dạ dày |
Bữa sáng cho người đau dạ dày khỏe mạnh cả ngày |