![]() |
Cây Cau còn có tên gọi khác là Câu đằng, thuần câu câu, Vuốt lá mỏ, Dây móc câu – Cú giằng (Mông); Co nam kho (Thái); Pược cận (Tày). Tên khoa học là Areca catechu, thuộc họ Cau (tên danh pháp khoa học là Arecaceae).
Thân cột cao 10 – 15 m, có nhiều vòng sẹo. Lá to xẻ lông chim, tập trung ở ngọn, có bẹ rộng ôm lấy thân cây. Cụm hoa mọc thành buồng mầu trắng ngà, ngoài có mo bao bọc, mo rụng khi hoa nở. Qủa hạch hình trứng lúc chín có màu vàng đỏ. Hạt màu nâu cánh gián. Cây đucợ trồng khắp nơi để lấy quả ăn trầu và làm thuốc.
Cau là cây có nguồn gốc ở Malaysia, sau được nhập trồng sang các nước khác ở Đông Nam Á và Nam Á như Philippin, Thái Lan, Indonesia (Sumatra, Java), Srilanca, Mianmar và sang cả Madagasca và Đông Phi. Cây được trồng với nhiều mục đích, trong đó có việc lấy quả để ăn trầu. Một số loài khác cũng cho quả được dùng ăn trầu như Areca concinna (ở Srilanca, Naga và Assam - Ấn Độ); A. triandra (ở đảo Andaman - Ấn Độ và Sumatra – Indonesia).
Cau là cây trồng lâu đời và rất quen thuộc ở Việt Nam. Cây được trồng ở khắp nơi, nhất là vùng trung du và đồng bằng. Các tỉnh phía nam trồng nhiều hơn các tỉnh phía bắc. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình từ 22 đến 260C.
Ở vùng núi cao trên 1000m ở các tỉnh phía bắc, không trồng được cau. Cây trồng từ hạt sau 4-5 năm có thể có hoa quả lứa đầu. Các năm về sau hoa quả nhiều hơn. Cây có thể sống được 60, thậm chí 100 năm (The Wealth of India, vol. I, 1984, 109-111).
![]() |
Theo Đông y, hạt cau có vị đắng, chát, tính ôn, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi thủy.
Đại phúc bì có vị cay, tính hơi ôn, vào 5 kinh: tỳ, phế, vị, đại tràng, tiểu tràng. Có tác dụng hạ khí, khoan trung, hành thủy, tiêu thũng.
Hạt cau và hoạt chất arecolin thường được dùng làm thuốc trị bệnh giun sán cho gia súc gia cầm, như đối với chó thì liều dùng để trị sán của hạt cau là 4-10g hoặc arecolin bromhydrat là 1-15mg tùy theo thân trọng.
Nước sắc, cao nấu hay ngay cả nước triết ra từ cây Cau đều có tác dụng hạ áp hòa hoãn và kéo dài đây đều nhờ vào chất kiềm có trong Cây cau. Nguyên lý hạ áp chủ yếu là thuốc trực tiếp tác dụng và phản xạ tác dụng ức chế trung khu thần kinh vận mạch gây chẹn lên nút thần kinh giao cảm, làm giãn mạch ngoại vi từ đó gây nên lực cản giảm và hạ áp. Nếu đun sôi quá 20 phút tác dụng hạ áp giảm cho nên không nên đun lâu.
Nước sắc từ cây cau và chiết xuất cồn khi thực nghiệm trên súc vật thì đều có tác dụng an thần rõ nhưng không gây ngủ.
![]() |
Một số bài thuốc y học cổ truyền có chứa dược liệu từ cây cau
Viêm túi mật cấp tính, đơn thuần: Hạt cau tán bột, hạt cây cải củ, trần bì cắt nhỏ mỗi vị cân lấy 10g. Cho các vị vào nồi, đổ nước vào đun sôi 1 lúc là được. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Có thể pha ít đường để dễ uống.
Tẩy sán dây: Hạt cau, hạt bí ngô mỗi thứ 30g. Cho vào sắc lấy nước uống.
Tẩy giun móc: Hạt cau 20g + vỏ lụa trắng rễ xoan 30g. Cho các vị vào sắc, sắc đặc rồi thêm đường chế thành 60ml. Uống trước khi đi ngủ, khi bụng đói. Duy trì dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa viêm thận phù nề: Vỏ cau già 15g + mã thầy 50g. Cho 2 vị vào sắc lấy nước uống.
Chữa sốt rét cơn:
Bài 1: Hạt cau 12g phơi khô tán thành bột mịn + thường sơn 12g. Cho 2 vị này vào sắc lấy nước uống.
Bài 2: Triệt ngược thất bảo ẩm (sách Dị giản phương): Hạt cau, thường sơn sao rượu, thảo quả lùi, thanh bì, hậu phác mỗi vị 12g + trần bì, cam thảo mỗi vị 6g. Cho tất cả các vị trên vào sắc lấy nước uống hoặc tăng liều lên 4-5 lần rồi tán bột mịn, luyện hồ làm thành viên hoàn uống. Mỗi lần 12g, ngày 2 lần.
Bài 3: Hạt cau 2g + thường sơn 6g + thảo quả 1g + cát căn 4g. Cho các vị sắc với 600ml nước, sắc đến khi còn lại khoảng 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Rễ cau làm thuốc cường dương: Rễ cau trắng ở dưới đất 40-60g sao vàng sắc lấy nước uống.
![]() |
Chữa sỏi thận: Rễ cau non, rễ cây dâu, rễ dừa, mỗi thứ 1 nắm sao vàng hạ thổ; cỏ mần chầu 1 nắm, mía lau 5 lóng, lá cây kim thất 1 nắm, đường phèn 1 nhúm (tổng cộng 7 vị) nấu nước uống.
Tua cau chữa hen suyễn: Tua cau cũ đốt tồn tính, tán mịn. Mỗi lần dùng khoảng 4 – 8 g trộn với cơm, nấu thành cháo. Dùng 3-4 lần sẽ thấy hiệu nghiệm.
Kiện tỳ, khai vị. Chữa ăn không tiêu, đầy trướng, ợ chua: Hạt cau 200g + đinh hương, đậu khấu, sa nhân, muối mỗi vị 10g + trần bì 20g, Bỏ riêng hạt cau, còn lại bắc bếp sắc thành cao lỏng. Lấy hạt cau ra thái lát nhỏ uống 5-10g sau bữa cơm chiều bằng nước đã sắc.
Lưu ý
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để chữa bệnh. Nên theo dõi khi sử dụng các phương pháp trên và dừng lại khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, cây mộc hoa trắng là một vị thuốc nam quý, có nhiều tác dụng hữu ích với sức khỏe. Cây ... |
Xuyên tâm liên được biết đến nhiều với các công dụng với các bệnh như viêm họng, sốt, nhiễm trùng, tiêu chảy… Đặc biệt, loài ... |
Rau má là loại cây rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam với tác dụng thanh nhiệt giải độc. Bên cạnh đó, cây rau ... |
Cây lộc vừng thường được trồng làm cảnh và lấy bóng mát trước cửa nhiều ngôi nhà. Lộc vừng cũng có nhiều công dụng hay ... |