Biểu trưng Nhãn hiệu chứng nhận 'Cà phê Việt Nam chất lượng cao'

TH&SP Song song với các hoạt động xây dựng tiêu chí sản phẩm cà phê Việt Nam chất lượng cao và thể chế quản lý Nhãn hiệu chứng nhận, các đơn vị thực hiện dự án cùng phối hợp tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng Nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê, chỉ sau Brazil. Tổ chức Cà phê quốc tế thông tin xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào khoảng 25 triệu bao/năm với giá trị thu về trung bình 3 tỷ USD. Cà phê đã và đang trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của người Việt.

Thách thức đặt ra cho ngành cà phê khi tham gia các Hiệp định là tăng cường chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Theo ông Hoàng Vũ Quang, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, mặc dù đã đạt được những thành tựu không nhỏ, ngành cà phê của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, trong đó nổi bật là vấn đề về chất lượng cà phê.


ds

Việt Nam nổi tiếng với nhiều loại cà phê ngon


Cũng theo ông Hoàng Vũ Quang, để nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững đòi hỏi ngành cà phê phải hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm chất lượng cao gắn liền với xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê chất lượng cao cho cả thị trường trong nước và quốc tế.


Nhằm tái cơ cấu ngành hàng cà phê trong bối cảnh hội nhập vào kinh tế quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện công nghệ sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm cà phê và xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao” thuộc Đề án phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”.

Trong khuôn khổ Dự án, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) được giao chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) và Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản thực hiện dự án “Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và thương mại cà phê Việt Nam chất lượng cao”, trong đó có hoạt động xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” cho 3 nhóm sản phẩm: cà phê nhân, cà phê rang và cà phê bột.


vc

Cà phê Việt Nam cần phát huy lợi thế trên thị trường


Song song với các hoạt động xây dựng tiêu chí sản phẩm cà phê Việt Nam chất lượng cao và thể chế quản lý Nhãn hiệu chứng nhận, các đơn vị thực hiện dự án cùng phối hợp tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng Nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”.

Cuộc thi được tổ chức từ ngày 12/08/2020 đến ngày 14/09/2020, ban Giám khảo cuộc thi sẽ căn cứ vào các tiêu chí để đánh giá các mẫu thiết kế, bao gồm: ý tưởng của mẫu thiết kế, sự độc đáo sáng tạo của mẫu thiết kế, thể hiện được giá trị đặc trưng của sản phẩm cà phê Việt Nam và phù hợp với thẩm mỹ văn hóa Việt Nam.

Cũng theo ông Hoàng Vũ Quang, mục tiêu của cuộc thi là lựa chọn được biểu trưng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), làm cơ sở để thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu “Cà phê chất lượng cao” của Việt Nam.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sáp nhập tỉnh thành và bài toán giữ hồn di sản

Sáp nhập tỉnh thành và bài toán giữ hồn di sản

Việc sắp xếp lại địa giới hành chính đặt ra thách thức lớn cho công tác bảo tồn di sản văn hóa. Khi cấu trúc quản lý thay đổi, việc bảo toàn giá trị gốc và đảm bảo tính liên tục của ký ức vùng đất đòi hỏi cách tiếp cận linh hoạt, bền vững và lấy cộng đồng làm trung tâm.
Vải thiều Việt cần thương hiệu riêng

Vải thiều Việt cần thương hiệu riêng

Mặc dù vải thiều Việt Nam được mùa, chất lượng cao nhưng lại gặp khó trong tiêu thụ và xuất khẩu do chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, thiếu đầu tư bài bản vào mẫu mã, truy xuất và chiến lược thị trường dài hạn.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng với giá trị vượt tỷ đô, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng về sản lượng cùng những bất cập về chất lượng và quy chuẩn đang khiến thương hiệu sầu riêng Việt Nam đối diện với nhiều thách thức. “Được mùa nhưng chưa được chuẩn” là thực trạng cần sớm giải quyết để xây dựng một thương hiệu sầu riêng Việt Nam bền vững và phát triển lâu dài.
Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Giá hồ tiêu thế giới biến động mạnh, nguồn cung thiếu hụt đang tạo ra cơ hội hiếm có để hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế và dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần chuyển từ xuất khẩu thô sang xây dựng thương hiệu giá trị cao để khai thác bền vững tiềm năng hàng đầu thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động