Loại rau xanh mát cho mâm cơm ngày hè, canxi gấp 12 lần cà chua Một bang ở Mỹ cấm rau muống "như cần sa" người Việt hơn 10 năm đấu tranh trồng hợp pháp Những sai lầm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay |
Rau muống là loại thức ăn dân dã gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt, dễ nấu, ăn ngon, có thể ăn sống, xào luộc, nấu canh…
Mùa hè nó là thuốc giải nhiệt, vì thế rau muống thường đi với chanh. Thời tiết nóng lao động vất vả mất mồ hôi, rau muống với chanh, sấu sẽ bổ sung chất muối khoáng và vitamin C cho cơ thể. Có thể giải khát bằng nước luộc rau muống vắt thêm chanh, nêm bột ngọt, muối ăn vừa đủ.
Mùa đông giá lạnh, xào rau muống phải có tỏi. Tỏi chiên dậy mùi làm ngon miệng. Tỏi vị cay tính ấm làm tan đi cái giá lạnh cuối năm, chống được cảm cúm và nhiễm lạnh.
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae). Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2g nước; 85mg can-xi; 31,5mg phốt-pho; 20g vitamin C và một hàm lượng nhỏ prôtêin, sắt, vitamin B2, carôten, axít ni-cô-tíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt...
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Rau muống có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng...
Dưới đây là 3 cách chế biến món rau muống thành vị thuốc trị bệnh “tam cao”
Hạ huyết áp dùng rau muống với rứng gà
Nhặt rửa sạch rau muống, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.
Giảm hấp thụ Cholesterol
Rau muống kết hợp với thịt gà có tác dụng cho người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn nhiều hơn món này.
Lấy rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.
Giảm lượng đường trong máu dung rau muống với râu ngô
Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản.
Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.
Lưu ý khi sơ chế và sử dụng rau muống
BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, rau muống thường được nuôi trồng ở những khu vực ao hồ nên có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Nếu rửa không kỹ, chế biến nhanh chóng thì khi ăn vào người ăn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc gây suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, việc ăn rau muống sống hay tái cũng có thể tăng nguy cơ bị giun sán làm tổ trong người. Cụ thể, theo BS Thiệu, các loại rau thủy sinh như: rau ngổ, rau nhút, cải xoong, rau cần, rau muống, ngó sen rất dễ có sán lá gan lớn, sán lá ruột ký sinh.
"Nhiều người có thói quen ăn sống các loại rau này hoặc nhúng lẩu sơ qua chưa chín kỹ để rau giữ được độ giòn. Thế nhưng cách ăn này có thể khiến các loại sán ký sinh trong rau chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ nhiễm sán", BS Thiệu phân tích.