Xuất hiện ca bệnh covid -19, triệu chứng khác cúm thế nào?

Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp mắc Covid -19. Thông tin thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Nhiều người thắc mắc liệu covid -19 còn nguy hiểm như trước và triệu chứng của bệnh khác cúm mùa như thế nào?
Tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm? Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?

Covid -19 có còn nguy hiểm?

Xuất hiện ca bệnh Covid-19, triệu chứng khác cúm thế nào?
Hà Nội ghi nhận ca covid -19 trong tuần qua.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC) cho biết, tuần qua ghi nhận 1 trường hợp mắc covid -19 tại quận Cầu Giấy. Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố ghi nhận 3 trường hợp mắc Covid -19, không có tử vong. Số mắc covid -19 hiện giảm mạnh so với cùng kỳ 2024 (318 ca).

Liên quan đến dịch covid -19 và các biến thể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)cho biết đang theo dõi một số biến thể SARS-CoV-2, bao gồm 1 biến thể quan tâm (VOI) JN.1 và 7 biến thể đang được theo dõi (VUM). Trong đó, biến thể cần quan tâm JN.1, chiếm 15% các ca covid -19 được xét nghiệm, trong tuần đầu tiên của năm nay.

VUM, XEC và LP.8.1 tiếp tục tăng về tỷ lệ lưu hành, chiếm lần lượt 44,8% và 4,7% trình tự trong tuần 1 năm 2025 và là những biến thể duy nhất được theo dõi hiện đang tăng về tỷ lệ lưu hành. Tất cả các VUM còn lại đều đang giảm về tỷ lệ lưu hành.

Cũng theo WHO, 24 quốc gia đã báo cáo các ca tử vong do covid -19 và 79 quốc gia đã báo cáo các trường hợp mắc covid -19 trên toàn cầu, trong khoảng thời gian 28 ngày (từ 9/12/2024 - 5/1/2025). Cùng thời gian này, hơn 161.000 trường hợp mới đã được báo cáo, giảm 21%; khoảng 3.300 ca tử vong mới đã được báo cáo, tăng 14% so với khoảng thời gian 28 ngày trước đó (từ ngày 11/11 - 8/12/2024).

Theo WHO, covid -19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu từ tháng 5/2023. Điều này phản ánh thực tế rằng dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn, miễn dịch cộng đồng đã hình thành nhờ vaccine và khả năng tự nhiễm tự khỏi của người dân.

Tại Việt Nam, từ ngày 20/10/2023, Bộ Y tế đã chuyển covid -19 từ nhóm bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm (nhóm A) sang nhóm B. Điều này đồng nghĩa với việc covid -19 không còn bị xem là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng như trước đây.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: "Covid -19 vẫn có thể lây lan theo mùa, nhưng nguy cơ gây tử vong hoặc biến chứng nặng đã giảm đáng kể. Đây là lý do vì sao chúng ta cần tiếp cận covid -19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang".

"Chúng ta không cần quá hoang mang, lo sợ khi thấy xuất hiện ca mắc mới. Mặc dù vẫn xuất hiện ca mắc mới, nhưng covid -19 không còn là nỗi lo ngại quá lớn như trước. Covid -19 giờ đây giống như các bệnh truyền nhiễm khác, có thể kiểm soát được. Người dân chỉ cần theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản là có thể chung sống an toàn với virus này", bác sĩ Thiệu khuyến cáo.

Triệu chứng của covid -19 khác cúm thế nào?

Xuất hiện ca bệnh Covid-19, triệu chứng khác cúm thế nào?
Cúm và covid -19 đều là những bệnh đường hô hấp có khả năng lây lan cao nhưng do các loại virus khác nhau gây ra.

Vào những ngày đầu nhiễm bệnh, cúm và covid -19 thường rất khó phân biệt do biểu hiện các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh thông thường ở giai đoạn đầu. Theo các chuyên gia y tế, cả covid -19 và cúm đều có mức độ biểu hiện triệu chứng từ nhẹ và nghiêm trọng như sốt, ớn lạnh, ho, khó thở, thở hụt hơi, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí thay đổi hoặc mất vị giác/khứu giác (tình trạng này thường gặp hơn ở bệnh nhân covid -19).

Bên cạnh đó, cả covid -19 và cúm đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính, suy đa tạng, viêm cơ tim hoặc viêm não, đột quỵ, thậm chí tử vong. Theo nghiên cứu, mặc dù cả cúm và covid -19 đều gây ảnh hưởng ở mọi đối tượng, nhưng có một số nhóm đối tượng mang yếu tố nguy cơ, khi mắc bệnh sẽ thường trở nặng và tỷ lệ tử vong cao hơn, chẳng hạn như: Người lớn tuổi (trên 65 tuổi); người mắc bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, bệnh phổi (hen, COPD, tâm phế mạn..), đái tháo đường, phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ hậu sản, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người mắc hội chứng down…

Cúm và covid -19 đều là những bệnh đường hô hấp có khả năng lây lan cao nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Bệnh cúm do virus cúm gây bệnh, phổ biến là virus cúm A hoặc virus cúm B, gây ra các mùa cúm hàng năm (gọi là mùa hô hấp). Trong khi đó, Covid 19 do một loại virus Corona có tên SAR-CoV-2 gây bệnh.

Tuy cúm và covid -19 đều là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra các triệu chứng biểu hiện ban đầu khá giống nhau và rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, triệu chứng giữa cúm và covid -19 vẫn mang những điểm riêng biệt về thời gian khởi phát, hồi phục, mức độ và tần suất xuất hiện của các triệu chứng, chẳng hạn như:

Thời gian khởi phát: Có thể mất từ 2 – 19 ngày để các triệu chứng của Covid -19 xuất hiện, trong khi các triệu chứng của cúm xuất hiện nhanh và xu hướng phát triển trong vòng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus.

Mất vị giác và khứu giác: Tình trạng này hầu như rất hiếm khi xảy ra ở bệnh nhân cúm, nhưng khoảng 60% bệnh nhân covid -19 được ghi nhận tình trạng này vào năm 2021.

Thời gian kéo dài: Đối với hầu hết trường hợp, các triệu chứng cúm kéo dài từ 3 – 7 ngày và hậu cúm dư âm cảm giác mệt mỏi và hơi không khỏe trong khoảng một tuần (hoặc lâu hơn). Trong khi đó, một số báo cáo cho rằng các triệu chứng của bệnh nhân covid -19 có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng. Một cuộc khảo sát vào năm 2023, ước tính có khoảng 14% người Mỹ đã từng trải qua Covid kéo dài tại một thời điểm nào đó.

Triệu chứng Cúm Covid19
Triệu chứng khởi phát Nhanh, đột ngột Từ từ
Đau cơ, đau nhức cơ thể
Đau hoặc khó chịu ở ngực
Ớn lạnh
Ho Ho nhẹ, kho khan Ho dữ dội
Đau đầu
Sốt (trên 38 độ C) Phổ biến (kéo dài 3 – 4 ngày) Đôi khi (kéo dài 2 – 7 ngày)
Mất vị giác Hiếm gặp
Mất khứu giác Hiếm gặp
Sổ mũi Thỉnh thoảng
Khó thở hoặc thở hụt hơi Thỉnh thoảng
Đau họng Thỉnh thoảng
Mệt mỏi

Phân biệt cảm cúm và Covid bằng tốc độ lây lan

Xuất hiện ca bệnh Covid-19, triệu chứng khác cúm thế nào?
Tốc độ lây lan cũng là cách để thấy được sự khác biệt giữa cảm cúm và Covid.

Theo kết quả nghiên cứu, những người mắc covid -19 có thời gian ủ bệnh 2 – 14 ngày và lây nhiễm trong 10 ngày hoặc lâu hơn sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Trong khi người mắc bệnh cúm có thời gian ủ bệnh 1 – 4 ngày và khả lây nhiễm trong khoảng một ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Có thể thấy, thời ủ bệnh và lây truyền của covid -19 dài hơn cúm gấp 3 lần.

Tốc độ lây lan cũng là cách để thấy được sự khác biệt giữa cảm cúm và Covid. Cả Covid và cúm đều có thể lây lan giữa những người ở gần hoặc tiếp xúc gần với nhau. Cả hai loại virus gây bệnh này đều lây lan chủ yếu qua các hạt chứa virus được đẩy ra ngoài khi người mắc bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Hầu hết sự lây lan đều do tiếp xúc với các hạt chứa virus, tuy nhiên một người có thể nhiễm bệnh khi chạm vào người khác (ví dụ như bắt tay với người có virus trên tay) hoặc chạm vào bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình.

Trong khi virus gây bệnh cúm và covid -19 được cho là lây lan theo những cách tương tự nhau, thì các nhà nghiên cứu quan sát cho thấy Covid19 lây lan dễ dàng và nhanh chóng hơn so với virus cúm. Theo kết quả nghiên cứu, số sinh sản hoặc số ca nhiễm thứ cấp từ một cá nhân ở bệnh cúm là 1,3, trong khi covid -19 từ 2 – 2,5.

Điều này có nghĩa covid -19 dễ lây nhiễm hơn vì một cá nhân bị nhiễm có thể lây truyền virus cho 2 – 2,5 người. Một lo ngại lớn nhất đối với covid -19 là các ca nhiễm không triệu chứng cũng có thể lây truyền bệnh ngay cả khi bản thân người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm và Covid

Cách phòng bệnh cảm cúm và covid -19 hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin phòng ngừa. Các vắc xin thế hệ mới ngày nay đều có khả năng phòng bệnh do virus cúm và Coronavirus gây ra một cách an toàn và hiệu quả. Đối với vắc xin cúm, cần phải tiêm nhắc lại hằng năm, định kỳ theo mùa cúm. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần duy trì một số thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus như:

Rửa tay thường xuyên: Sử dụng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây và sử dụng nước rửa tay có cồn khi không có xà phòng và nước.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi: Sử dụng khăn giấy, khăn tay hoặc khuỷu tay để che tránh các giọt bắn khi ho và hắt hơi.

Tránh tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh.

Đeo khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc đến nơi có môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

Tránh chạm tay vào mặt: Không đưa tay lên mắt, mũi và miệng nếu chưa rửa tay sạch sẽ;

Giữ cơ thể có đủ nước và đầy đủ dinh dưỡng: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Giấc ngủ chất lượng: Đủ 7 – 8 tiếng/ ngày, giấc ngủ ngon và sâu có thể tái tạo năng lượng, tăng cường khả năng phòng vệ cho cơ thể.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi đi du lịch: Thận trọng khi đi du lịch, đặc biệt là trong thời gian bùng phát cúm hoặc covid -19, tuần thủ các hướng dẫn được khuyến nghị.

Thực hiện cách ly khi bị bệnh: Trong trường hợp bị bệnh, hãy ở nhà và tránh tiếp xúc gần với mọi người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh cho người khác. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với covid -19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo nên tự cách ly cho đến khi hết sốt trong ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt hoặc thấy các triệu chứng cải thiện trong ít nhất 24 giờ.

Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm? Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?
Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm
Mưa trái mùa, cảnh báo nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết Mưa trái mùa, cảnh báo nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết
Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu? Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?
Thêm 1 bệnh nhân tử vong do bệnh ho gà Thêm 1 bệnh nhân tử vong do bệnh ho gà
Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào? Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính. Do vậy, việc phòng bệnh và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi là mũi tiêm quan trọng, giúp tạo miễn dịch cho trẻ và người lớn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của sởi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang băn khoăn tiêm mũi sởi cho bé giá bao nhiêu? Có những loại vaccine nào?
Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus gây ra, thường tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa không đúng cách có thể làm bệnh nặng hơn.
Có nên tập thể dục ngoài trời khi thời tiết nồm ẩm?

Có nên tập thể dục ngoài trời khi thời tiết nồm ẩm?

Tập thể dục là một hoạt động tuyệt vời để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, khi thời tiết nồm ẩm chúng ta có nên duy trì hoạt động này ở ngoài trời?
Nhóm người nên tránh xa nước ép cần tây

Nhóm người nên tránh xa nước ép cần tây

Nước ép cần tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Dưới đây là những nhóm người nên hạn chế hoặc tránh sử dụng.
Thời tiết nồm ẩm đang diễn ra ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Thời tiết nồm ẩm đang diễn ra ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Theo chuyên gia Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt nồm ẩm đang diễn ra ở Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc sẽ kéo dài hết tuần này. Dưới đây là một số lời khuyên để giữ gìn sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm.
Những thói quen sau bữa tối giúp bạn giảm cân hiệu quả

Những thói quen sau bữa tối giúp bạn giảm cân hiệu quả

Để giảm cân hiệu quả, xây dựng một kế hoạch bền vững là rất quan trọng. Dưới đây là một số thói quen sau bữa tối có thể giúp bạn giảm cân.
Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?

Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới, có thể bùng phát thành dịch gây biến chứng nặng, đe dọa đến sức khỏe trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên tiêm vaccine sởi cho trẻ khi nào là an toàn?
Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?

Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?

Tại Bệnh viện E ghi nhận nhiều ca mắc cúm bội nhiễm do tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Bác sĩ cảnh cáo, việc dùng thuốc tự do không theo hướng dẫn là yếu tố gia tăng virus cúm sẽ gây khó khăn cho điều trị bệnh cúm trong tương lai.
Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?

Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?

Căn bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa, như hồi chuông cảnh tỉnh cho lối sống thiếu khoa học của người trẻ hiện nay. Nhắc chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn để giảm thiểu ung thư nói chung, ung thư trực tràng nói riêng
Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả

Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả

Mùa mưa và nồm ẩm khiến độ ẩm không khí tăng cao, gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt. Trồng cây cảnh trong nhà là một giải pháp giúp hút ẩm hiệu quả.
Thêm 1 bệnh nhân tử vong do bệnh ho gà

Thêm 1 bệnh nhân tử vong do bệnh ho gà

Tỉnh Bình Phước vừa ghi nhận thêm một ca bệnh nhi tử vong do bệnh ho gà. Đây là bệnh nhi thứ hai của tỉnh này tử vong do ho hà trong 3 tháng qua.
Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng

Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng

Nhuận tràng là quá trình hỗ trợ ruột hoạt động trơn tru. Bổ sung thực phẩm nhuận tràng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm táo bón.
Hà Nội đề xuất hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho người dân

Hà Nội đề xuất hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho người dân

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã đề xuất thành phố xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho một số nhóm từ 1/1/2026, bao gồm người đủ 60 đến dưới 75 tuổi.
Dâu tây vào mùa, chuyên gia chỉ cách chọn dâu sạch không hoá chất

Dâu tây vào mùa, chuyên gia chỉ cách chọn dâu sạch không hoá chất

Dâu tây được quảng cáo với nguồn gốc từ Mộc Châu, Sơn La được bày bán tràn lan trên khắp chợ mạng với giá chỉ 20.000 - 50.000 đồng/hộp. Theo chuyên gia, rất khó để phân biệt dâu tây có nhiễm hóa chất không, vì thế mọi người nên cân tận khi sử dụng.
Ăn nhiều cherry có tốt không?

Ăn nhiều cherry có tốt không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày người bình thường chỉ nên tiêu thụ một lượng khoảng 200gr cherry. Không nên ăn quá nhiều một lúc vì sẽ không tốt cho cơ thể.
Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?

Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?

Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Những người không nên ăn quả bơ?

Những người không nên ăn quả bơ?

Quả bơ là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn bơ một cách thoải mái.
Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện

Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện

Gan là một cơ quan quan trọng với cơ thể. Việc bảo vệ gan là rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Dưới đây là các loại rau củ giúp bảo vệ gan.
Mưa trái mùa, cảnh báo nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết

Mưa trái mùa, cảnh báo nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết

Với sự xuất hiện của các cơn mưa trái mùa trong thời gian gần đây sẽ có thể dẫn đến sự gia tăng bệnh sốt xuất huyết. Bởi khi mưa trái mùa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.
Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?

Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?

Nước sả gừng là một thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá nhiều cũng không tốt. Vậy, uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?
Hà Nội bảo đảm 95% trẻ từ 6-9 tháng tuổi được tiêm vaccine sởi

Hà Nội bảo đảm 95% trẻ từ 6-9 tháng tuổi được tiêm vaccine sởi

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025. Trong đó, đối tượng được tiêm vaccine sởi trong chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng

Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng

Mùa xuân với những đặc trưng thời tiết như rét lạnh, nồm ẩm, mưa phùn, mùa hoa nở… đây được cho là nguyên nhân dễ gây ra dị ứng và viêm mũi cho nhiều người. Vậy làm cách nào để phòng ngừa bệnh lý này?
Chocolate - Thực phẩm tốt cho tim mạch và não bộ

Chocolate - Thực phẩm tốt cho tim mạch và não bộ

Chocolate, đặc biệt là chocolate đen, mang lại một số lợi ích tiềm năng cho sức khỏe nhờ hàm lượng cao các hợp chất thực vật gọi là flavonoid.
Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm

Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm

Thời tiết mà xuân với mưa phùn kéo dài và nhiệt độ không khí ấm lên đã gây ra hiện tượng nồm ẩm, với hơi nước dày đặc, không chỉ ngoài trời mà tường và sàn trong nhà cũng ẩm ướt kéo dài. Thời tiết nồm ẩm này gây nhiều bất tiện và dễ khiến nhiều người mắc bệnh.
Thói quen phá hoại sức khỏe nhanh chóng nhiều người mắc phải

Thói quen phá hoại sức khỏe nhanh chóng nhiều người mắc phải

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người thường có thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy những thói quen đó là gì?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động