Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?

Căn bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa, như hồi chuông cảnh tỉnh cho lối sống thiếu khoa học của người trẻ hiện nay. Nhắc chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn để giảm thiểu ung thư nói chung, ung thư trực tràng nói riêng
Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này Những người mang tâm lý lạc quan, hơn một lần chiến thắng bệnh ung thư

Người mẫu Xuân Mai qua đời vì mắc ung thư trực tràng

Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?
Người mẫu Xuân Mai qua đời ở tuổi 30 do mắc bệnh ung thư trực tràng.

Vừa qua, thông tin người mẫu Xuân Mai, sinh năm 1995, quê ở Quý Châu (Trung Quốc) qua đời ở tuổi 30 do mắc bệnh ung thư trực tràng khiến nhiều người bàng hoàng, xót xa. Xuân Mai không thực sự nổi bật, nhưng cô luôn nỗ lực không ngừng để trở thành người mẫu thời trang. Trên các nền tảng mạng xã hội, Xuân Mai thường xuyên chia sẻ hình ảnh sống tích cực. Cô thích làm đẹp, ca hát, du lịch và tận hưởng những khoảnh khắc bên bạn bè.

Cuộc sống của Xuân Mai thay đổi khi cô phát hiện bị rối loạn kinh nguyệt và đi kiểm tra sức khỏe. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong bụng cô có khối u lớn và được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Dù vậy, Xuân Mai vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực. Cô thực hiện các đoạn video đăng tải trên mạng xã hội, nói cố gắng lạc quan để đối diện bệnh tật. Người mẫu đã tiếp nhận điều trị với 18 lần hóa trị với chi phí điều trị lên đến 1 tỉ đồng nhưng vẫn không qua khỏi.

Trước đó, tại Việt Nam, ca sĩ, nhạc sĩ Trần Lập (42 tuổi) cũng qua đời khi còn rất trẻ vì ung thư trực tràng khiến nhiều người xót xa. Căn bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa, như hồi chuông cảnh tỉnh cho lối sống thiếu khoa học của người trẻ hiện nay. Nhắc chúng ta cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống để sao lành mạnh hơn, chăm sóc từ gốc rễ tốt nhất nhằm giảm thiểu ung thư nói chung, ung thư trực tràng nói riêng bởi "bệnh từ miệng mà ra".

Ung thư trực tràng là bệnh gì?

Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?

Ung thư trực tràng là loại ung thư khá phổ biến của hệ thống tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào trong lớp niêm mạc của trực tràng phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành khối u. Ruột già hay đại tràng là đoạn áp cuối trong hệ thống tiêu hóa, trong đó trực tràng là đoạn cuối cùng của ruột già trước khi ra ngoài, kết nối khung ruột già với ống hậu môn. Vì vậy, ung thư ruột già, ung thư đại tràng và ung thư trực tràng thường được gọi chung là ung thư đại trực tràng.

BS.CKI Mai Xuân Hòa - Khoa Ung bướu y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, về xét nghiệm tầm soát bệnh này ngoài nội soi và chụp cắt lớp vi tính ra thì còn có xét nghiệm máu để xác định chất chỉ điểm ung thư CEA. CEA tăng cao khi ung thư đại tràng đã lan ra các bộ phận khác. Đây không phải xét nghiệm chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, đây vẫn là biện pháp có hiệu quả theo dõi sau điều trị cho những người ung thư trực tràng.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, bình thường trong phân không có máu nhưng khi bị ung thư thì tình trạng tăng sinh mạch nhiều, các mạch máu dễ tổn thương khi có phân đi qua. Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của khối polyp hay viêm loét ở đường ruột. Chính vì vậy, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao, có giá trị gợi ý làm các thăm dò khác sâu hơn. Đây là các xét nghiệm cơ bản dùng để tầm soát.

Hiện nay, nghiên cứu về vấn đề sinh học phân tử đã đưa ra thêm tầm soát ung thư di truyền bằng phương pháp giải trình tự gen. Lấy máu hoặc niêm mạc miệng có thể phát hiện ra những gen bị đột biến trong cơ thể, khi có những gen này thì nguy cơ mắc bệnh của người bình thường tăng cao hơn khoảng 30-40% so vơi người khác, yếu tố tầm soát di truyền thường là tiền sử gia đình người cùng phả hệ.

Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?
Các giai đoạn của ung thư trực tràng.

Ung thư đại trực tràng có tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90% nếu được phát hiện sớm, thậm chí có người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn sớm cho kết quả điều trị rất tích cực. Tiên lượng sống sau 5 năm theo giai đoạn là:

Giai đoạn 0 và giai đoạn 1: Được xem là giai đoạn rất sớm của bệnh và có tỷ lệ chữa khỏi cao. Sau phẫu thuật 94% số bệnh nhân sẽ sống được sau 5 năm.

Giai đoạn 2: Khoảng một phần tư số người bị ung thư đại tràng được chẩn đoán ở giai đoạn này. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, sau khi phẫu thuật, số người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể sống trên 5 năm lên đến 82%.

Giai đoạn 3: Có 23% số ca mắc được chẩn đoán ở giai đoạn này. Tiên lượng phụ thuộc vào số lượng các hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư. Sau khi phẫu thuật, trên một nửa người bệnh (67%) sẽ sống ít nhất 5 năm.

Giai đoạn 4: Khoảng 9% số người bệnh phát hiện mắc ung thư đại tràng khi khối u đã di căn sang các cơ quan khác tại thời điểm chẩn đoán. Đối với ung thư giai đoạn này, tỷ lệ sống thấp, chỉ có khoảng 11% số người bệnh sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu ung thư đã di căn vào gan và các khu vực trong gan có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật, theo một số nghiên cứu tỷ lệ sống 5 năm vào khoảng 25-40%.

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Người mẫu 30 tuổi qua đời vì ung thư trực tràng, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?
Việc chế biến thực phẩm ở nhiệt độ quá cao (chiên, nướng,…) sẽ tạo ra các hóa chất có hại, làm tăng nguy cơ ung thư.

Mặc dù y học hiện tại vẫn chưa tìm ra được cơ chế và nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư trực tràng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng ung thư trực tràng, bao gồm:

Tuổi tác: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng tăng theo tuổi tác. Độ tuổi trung bình được chẩn đoán ung thư trực tràng thường khoảng 50 - 60 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ tuổi vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh, nhưng thấp hơn người lớn tuổi.

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu, gan,…), đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt đóng hộp,…) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Thêm vào đó, việc chế biến thực phẩm ở nhiệt độ quá cao (chiên, nướng,…) sẽ tạo ra các hóa chất có hại, làm tăng nguy cơ ung thư.

Giới tính: Ung thư trực tràng thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.

Thừa cân hoặc béo phì: Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn. Tình trạng này xảy ra ở cả hai giới, nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn nữ giới.

Hút thuốc: Những người thường xuyên hút thuốc lá trong một thời gian sẽ có nguy cơ mắc và tử vong do ung thư trực tràng cao hơn những người không hút thuốc.

Uống nhiều rượu bia: Việc lạm dụng rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Lượng rượu bia được khuyến nghị là ≥ 2 cốc/ngày ở nam giới và 1 cốc/ngày ở nữ giới (đơn vị tính là cốc tiêu chuẩn chứa khoảng 14 gram cồn).

Lối sống ít vận động: Càng ít hoạt động thể chất càng tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hợp lý, vừa sức để loại bỏ các nguy cơ gây bệnh.

Hội chứng di truyền: Có khoảng 5% người bệnh do hội chứng di truyền, trong đó hai hội chứng phổ biến nhất là hội chứng Lynch (ung thư trực tràng di truyền không phát sinh polyp-HNPCC) và đa polyp gia đình (FAP). Ngoài ra, có một số hội chứng hiếm gặp khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư là hội chứng Peutz-Jeghers (PJS) và đa polyp có liên quan đến gen MUTYH (MAP). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các hội chứng di truyền này không chỉ liên quan đến ung thư trực tràng, mà còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác.

Tiền sử bệnh lý của bản thân: Người bệnh sẽ tăng nguy cơ ung thư nếu có tiền sử mắc các bệnh lý như mắc bệnh ung thư trực tràng trước đó; Polyp tuyến nguy cơ cao kích thước polyp 1cm hoặc tế bào của polyp có hình dạng bất thường dưới kính hiển vi; Ung thư buồng trứng; Bệnh viêm ruột (IBD) như viêm loét trực tràng, bệnh Crohn…

Tiền sử bệnh lý gia đình: Người có cha mẹ, anh chị em ruột có tiền sử mắc ung thư trực tràng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu gia đình có người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 50, hoặc gia đình có nhiều người cùng bị bệnh. Đồng thời, nếu trong gia đình có thành viên từng polyp tuyến, người bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chocolate - Thực phẩm tốt cho tim mạch và não bộ Chocolate - Thực phẩm tốt cho tim mạch và não bộ
Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng
Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ? Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?
Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện
Những người không nên ăn quả bơ? Những người không nên ăn quả bơ?
Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu? Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?
Bình An

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
Ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Sữa chua là món ăn nhẹ bổ dưỡng, tốt cho đường ruột. Nghiên cứu mới cho thấy ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ cao huyết áp và các biến chứng nghiêm trọng, do đó, giảm cân phù hợp là rất quan trọng cho người bệnh.
Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Sau khi chạy 42km tại một giải marathon, nam bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê và bị tổn thương gan, thận, buộc phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Thịt cua có nhiều vitamin C, B6, protein, canxi, magiê, kali, kẽm, selen và một số dưỡng chất có lợi khác. Nhờ đó, thịt cua mang lại những lợi ích sau.
“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có nhiều chức năng quan trọng, vì vậy việc sử dụng thực phẩm đảm bảo tốt cho sức khỏe và tốt cho tuyến giáp ngày càng được quan tâm.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Cholesterol cao có thể gây ra những thay đổi ở chân khi đi bộ vì tắc nghẽn động mạch. Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm về mức cholesterol nguy hiểm.
Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái trẻ nhập viện cấp cứu trong tình trạng lở loét vùng mặt, sưng phù toàn thân sau khi tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau răng cùng thuốc cảm.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Những ai không nên ăn măng?

Những ai không nên ăn măng?

Măng là món được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thực phẩm này.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Chỉ trong 30 giây, không cần thiết bị y tế, bạn có thể tự thực hiện bài kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ đã cứu sống một người dân bị ngộ độc lá ngón bằng bài thuốc dân gian từ nước cây chuối, rau má và con nhái.
Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Canxi là dưỡng chất thiết yếu cho xương và nhiều chức năng sinh lý, thường được bổ sung qua sữa. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi từ sữa hiệu quả hơn.
33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi tham dự Ngày hội STEM tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp, trong đó 29 người phải nhập viện để điều trị.
Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn được coi là một vấn nạn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong công cuộc phòng chống này, các trường học, cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động