Dự báo Miền Bắc mưa phùn ngay sau đợt rét đậm rét hại Nhiều người nhầm cảm cúm và cúm mùa khiến bệnh trở nặng Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa |
![]() |
Viêm mũi dị ứng do thời tiết khiến nhiều người khó chịu (Ảnh minh họa) |
Viêm mũi dị ứng thời tiết là một dạng viêm mũi dị ứng khởi phát triệu chứng theo mùa xuất hiện của các dị nguyên như: Mùa hoa nở, mùa nồm ẩm, mùa khô hanh, mùa sâu bướm,...
Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra khi niêm mạc mũi hít phải dị nguyên. Nồm ẩm là điều kiện gia tăng các yếu tố: Phấn hoa, vi nấm, vi khuẩn, virus. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng là vật thể lạ nên kích hoạt phản ứng viêm và tiết ra các chất trung gian hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể. Đây chính là lý do hình thành viêm mũi dị ứng với các triệu chứng đã được nói đến ở trên.
Khi thời tiết nồm ẩm, độ ẩm không khí tăng lên làm hơi nước tích tụ, các loại nấm mốc, dị nguyên, virus, vi khuẩn,... có điều kiện phát triển. Người bị viêm mũi dị ứng thời tiết vốn đã nhạy cảm nên niêm mạc mũi rất dễ phản ứng lại với các tác nhân này.
Một điều đáng nói nữa là ánh nắng mặt trời trong những ngày nồm ẩm không nhiều. Điều này cộng với sự lưu thông không khí kém sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ tồn tại lâu dài trong không khí và tấn công đường thở. Tính chất nấm mốc cùng mùi hôi sinh ra từ ngày nồm ẩm cũng dễ kích thích niêm mạc mũi, nhất là những người có cơ địa dị ứng nên dẫn đến viêm mũi dị ứng thời tiết.
Triệu chứng điển hình nhất ở bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết gồm ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, đau nhức, có dịch chảy ở mũi sau, khứu giác giảm; ù tai, ngứa tai; khàn giọng, đau họng, ngứa họng; mắt có cảm giác cộm, ngứa, đỏ, sưng, thâm quầng; dễ bị mệt mỏi, ngạt mũi gây khó chịu nên khó tập trung vào công việc hoặc học tập.
![]() |
Triệu chứng điểm hình của viêm mũi dị ứng là ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi... (Ảnh minh họa) |
Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân viêm mũi dị ứng thời tiết cũng cần thực hiện một số biện pháp sau để kiểm soát, cải thiện triệu chứng mắc phải:
Xịt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Việc làm này khiến cho các chất gây dị ứng bị loại bỏ ra khỏi mũi, rất hiệu quả cho các trường hợp bị ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng thời tiết. Không những thế, dùng nước muối sinh lý rửa mũi còn giúp niêm mạc mũi được làm sạch, tránh tạo môi trường cho tác nhân gây bệnh phát triển.
Xông hơi: Dùng nồi nước đun sôi đã được mở vung để xông hơi nước lên mặt hoặc xả nước nóng vòi hoa sen trong phòng tắm khi tắm cũng sẽ giúp làm thông đường thở, cải thiện triệu chứng bệnh.
Hút ẩm: Dùng máy hút ẩm hoặc bật điều hòa ở chế độ khô là cách giúp không khí giảm độ ẩm trong những ngày nồm ẩm. Nên duy trì độ ẩm không khí trong nhà ở khoảng 40 - 60%.
Uống nước gừng khi thời tiết chuyển mùa: Đun nước gừng tươi, pha với mật ong và chanh, có thể thêm đinh hương và quế. Gừng giúp giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi, cũng như có tác dụng làm ấm cơ thể. Người mắc viêm mũi dị ứng thời tiết nên uống nước gừng mật ong mỗi buổi sáng trong thời kỳ thời tiết chuyển lạnh.
Một số biện pháp khác như lau dọn nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng tối đa, tránh đọng nước ở mọi bề mặt trong nhà và vật dụng; Không dùng thảm trải sàn để tránh tình trạng ẩm phát sinh nấm mốc, vi khuẩn kích ứng đường thở; Khi có ánh nắng mặt trời hãy mở toàn bộ cửa nhà để đón ánh nắng, giúp không khí trong nhà được lưu thông và khử bớt nấm mốc; Sấy khô quần áo, khăn mặt, khăn tắm trước khi dùng; Giữ cho cơ thể, nhất là vùng đầu mặt được ấm; Tập luyện thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện đề kháng.
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong những ngày nồm ẩm. Nếu chủ quan, không có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tích cực thì nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ bị tái diễn nhiều lần và thậm chí có thể biến chứng không tốt cho sức khỏe.
Người bị viêm mũi dị ứng thời tiết nếu thực hiện tốt các chỉ định điều trị từ bác sĩ và các biện pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh tại nhà thì bệnh có thể được khắc phục hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |