Hà Nội ghi nhận 155 ca Covid-19 trong tuần qua

Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội đã tăng liên tục trong hai tuần qua, với 155 ca được ghi nhận trong tuần vừa rồi, ngành y tế khuyến cáo người dân phòng dịch.
13 ca COVID-19 mới: Đà Nẵng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu cầu kiểm soát dịch COVID-19, sốt xuất huyết Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Trong tuần qua từ ngày 16 đến 23/5, Hà Nội ghi nhận 155 ca mắc Covid-19, không có ca tử vong – theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 192 trường hợp mắc, số ca tăng gấp 6 lần so với tuần trước (23 ca) và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời điểm bệnh bùng phát mạnh năm 2021 - Ảnh: NAM TRẦN
Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời điểm bệnh bùng phát mạnh năm 2021 - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội nhận định số ca mắc đang có xu hướng tăng trong hai tuần gần đây và có thể tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, từ đầu tháng 5 đã tiếp nhận khoảng 140 bệnh nhi đến khám và điều trị Covid-19. Riêng 4 ngày gần đây, hơn 70 trường hợp được ghi nhận, trong đó 46 trẻ phải nhập viện, phần lớn do viêm phổi.

Các bệnh viện như Thanh Nhàn, Hà Đông, Đống Đa cũng xuất hiện rải rác ca mắc mới. Bác sĩ Trần Thị Kim Anh (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) cho biết, các trường hợp nhập viện chủ yếu là người cao tuổi hoặc có bệnh nền. Hiện Khoa Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đang điều trị 8 bệnh nhân, trong đó 5 người bị suy thận mạn và phải lọc máu định kỳ.

Trên phạm vi cả nước, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 640 ca mắc Covid-19 tại 39 tỉnh, thành – không có trường hợp tử vong. Các địa phương có số ca mắc cao gồm Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Quảng Ninh. Dù số ca giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái, song xu hướng gia tăng nhẹ đang xuất hiện trong những tuần gần đây.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã có công văn chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trong cộng đồng. Theo đó, CDC Hà Nội cần phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đánh giá nguy cơ, lấy mẫu đại diện tại các ổ dịch – đặc biệt với các ca bệnh nặng – để xét nghiệm, truy vết biến thể.

Bộ Y tế ngày 25/5 đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch do thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao và nhiệt độ thay đổi thất thường. (Ảnh minh họa)
CDC Hà Nội sẽ phối hợp cùng các cơ quan truyền thông thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, kiểm dịch y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài cũng được siết chặt, tập trung giám sát hành khách đến từ khu vực có dịch gia tăng hoặc lưu hành biến chủng mới.

CDC Hà Nội sẽ phối hợp cùng các cơ quan truyền thông thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh, giúp người dân nắm bắt diễn biến kịp thời và chủ động phòng ngừa.

Đáng chú ý, TP.HCM vừa phát hiện biến thể mới NB.1.8.1 – lần đầu được ghi nhận tại Việt Nam. Biến thể này đã xuất hiện tại 22 quốc gia, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng khoa học xác nhận khả năng lây lan nhanh hay gây bệnh nặng hơn của chủng mới này.

Trước xu hướng gia tăng của Covid-19 cùng với sốt xuất huyết và tay chân miệng, Bộ Y tế ngày 25/5 đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch do thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao và nhiệt độ thay đổi thất thường – điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, kỳ nghỉ hè sắp tới với nhu cầu đi lại lớn cũng làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, thuốc men, đảm bảo khả năng tiếp nhận, điều trị, hạn chế tối đa tử vong. Đồng thời xây dựng phương án phân tuyến, hỗ trợ tuyến dưới để tránh quá tải

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như:

Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, phương tiện giao thông và cơ sở y tế

Hạn chế tụ tập đông người không cần thiết

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

Duy trì vận động, rèn luyện thể chất và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người có triệu chứng như sốt, ho, khó thở cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Những trường hợp vừa trở về từ vùng dịch nên chủ động theo dõi sức khỏe, nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm
COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc
Biến thể Covid-19 XEC lan nhanh tại Thái Lan có triệu chứng gì? Biến thể Covid-19 XEC lan nhanh tại Thái Lan có triệu chứng gì?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khởi động đúng cách trước khi tập: Đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua

Khởi động đúng cách trước khi tập: Đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua

Nhiều người nghĩ chỉ cần xỏ giày là có thể bắt đầu chạy hoặc tập luyện ngay. Tuy nhiên, theo huấn luyện viên Shwetambhari Shetty (Ấn Độ), bỏ qua khởi động có thể gây chấn thương và giảm hiệu quả buổi tập.
Những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Chất xơ giúp phòng ngừa táo bón mà còn hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư. Trong đó, trái cây là nguồn chất xơ tự nhiên phong phú, dễ ăn và giàu vitamin.
Báo động đỏ sốt xuất huyết tại TP HCM: Hơn 14.000 ca mắc, 6 người tử vong

Báo động đỏ sốt xuất huyết tại TP HCM: Hơn 14.000 ca mắc, 6 người tử vong

Mùa mưa đến, sốt xuất huyết tại TP HCM đang bùng phát nhanh với hơn 14.000 ca mắc, 6 ca tử vong đã được ghi nhận. Ngành y tế thành phố khẩn trương triển khai biện pháp kiểm soát dịch, cảnh báo người dân chủ động phòng bệnh trước nguy cơ dịch lan rộng.
Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền mặt với các gia đình sinh một bề,  có hai con gái

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền mặt với các gia đình sinh một bề, có hai con gái

Tỷ suất sinh thấp và tốc độ già hóa nhanh đặt ra thách thức lớn cho dân số Việt Nam. Bộ Y tế khuyến nghị tăng cường các hỗ trợ tài chính, xã hội và y tế để khuyến khích sinh con.
Điều gì xảy ra khi bạn chỉ ngủ từ 5-6 tiếng mỗi ngày?

Điều gì xảy ra khi bạn chỉ ngủ từ 5-6 tiếng mỗi ngày?

Chỉ ngủ từ 5–6 tiếng mỗi đêm có thể khiến bạn già nhanh, kém hấp dẫn, dễ mắc bệnh tim, tiểu đường, thậm chí tử vong sớm.
Siêu thực phẩm: Tốt nhưng đừng lạm dụng

Siêu thực phẩm: Tốt nhưng đừng lạm dụng

Siêu thực phẩm chỉ những đồ ăn có dinh dưỡng vượt trội và lợi ích sức khỏe. Thế nhưng, nếu tiêu thụ quá mức thì cũng không tốt
Khám dịch vụ vẫn được BHYT chi trả: Người bệnh hưởng "lợi ích kép"

Khám dịch vụ vẫn được BHYT chi trả: Người bệnh hưởng "lợi ích kép"

Khám dịch vụ vẫn được BHYT chi trả, người bệnh vừa được chọn dịch vụ tốt hơn, vừa bớt gánh nặng viện phí. Quy định mới từ 1/7/2025 giúp người dân yên tâm với quyền lợi rõ ràng, minh bạch và chủ động hơn trong chăm sóc sức khỏe.
Chăm sóc mắt mùa nắng nóng

Chăm sóc mắt mùa nắng nóng

Mùa hè oi bức, đôi mắt nhạy cảm dễ bị đỏ, khô rát, viêm nhiễm vì nắng, bụi,… Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” đúng cách là cách đơn giản nhưng cần thiết .
Thanh toán BHYT cho thuốc y học cổ truyền: Cơ hội cho dược liệu Việt

Thanh toán BHYT cho thuốc y học cổ truyền: Cơ hội cho dược liệu Việt

Thông tư 27/2025/TT-BYT quy định rõ nguyên tắc thanh toán BHYT đối với thuốc y học cổ truyền, vừa bảo vệ quyền lợi người bệnh, vừa mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành dược liệu nội địa.
Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi rửa bát

Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi rửa bát

Nghiên cứu chỉ ra miếng bọt biển rửa bát có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn mỗi cm² - nhiều gấp hàng trăm nghìn lần bồn cầu. Những thói quen tưởng vô hại khi rửa bát có thể âm thầm “đầu độc” cả gia đình.
Khám sức khỏe định kỳ – “Tiền trạm” bảo vệ sức khỏe toàn dân

Khám sức khỏe định kỳ – “Tiền trạm” bảo vệ sức khỏe toàn dân

Khám sức khỏe định kỳ được coi là “tiền trạm” giúp phát hiện sớm bệnh tật, nâng cao sức khỏe và giảm chi phí điều trị. Với Nghị quyết mới đặt mục tiêu toàn dân được khám sức khỏe miễn phí từ năm 2026,
Giải mã cách ăn thịt gà an toàn cho người mỡ máu cao

Giải mã cách ăn thịt gà an toàn cho người mỡ máu cao

Thịt gà vẫn là lựa chọn tốt cho người mỡ máu nếu ăn đúng cách. Chọn phần ức, tránh da và nội tạng, chế biến ít dầu mỡ giúp bảo vệ tim mạch và duy trì sức khỏe.
Bông cải xanh: tốt cho sức khỏe nhưng đừng ăn quá nhiều

Bông cải xanh: tốt cho sức khỏe nhưng đừng ăn quá nhiều

Bông cải xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Song, tiêu thụ quá mức hoặc sai cách có thể gây hại cho sức khỏe.
Bí quyết sống trăm tuổi của người  tại 1 vùng ở Italy

Bí quyết sống trăm tuổi của người tại 1 vùng ở Italy

Vùng Cilento yên bình ở Italy khiến giới khoa học kinh ngạc khi có nhiều cụ già vượt trăm tuổi vẫn khỏe mạnh, vui sống. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở đây.
Những thói quen đơn giản giúp phòng ung thư đại trực tràng hiệu quả

Những thói quen đơn giản giúp phòng ung thư đại trực tràng hiệu quả

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất của đường tiêu hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2020, căn bệnh này đứng thứ 3 về số ca mắc mới và thứ 2 về số ca tử vong tại Việt Nam.
Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Thói quen lướt điện thoại trước khi ngủ không chỉ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, não, da, hệ thần kinh và tim mạch.
Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu khám chữa bệnh vượt tuyến có được bảo hiểm y tế chi trả đầy đủ. Theo quy định mới tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, chỉ một số trường hợp đặc biệt mới được hưởng 100% quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh tại tuyến trên mà không cần giấy chuyển tuyến.
Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trà hoa cúc, với hương thơm dịu nhẹ và vị thanh mát, không chỉ mang đến cảm giác thư thái, mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức hải sản, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro sức khỏe nếu ăn phải loài có độc hoặc cơ địa dị ứng. Việc nhận diện đúng, chế biến an toàn và tiêu dùng khoa học sẽ giúp bảo vệ sức khỏe trong mỗi chuyến du lịch biển.
Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Thói quen mút tay xuất phát từ nhu cầu bản năng của trẻ, nhưng kéo dài quá mức có thể gây biến dạng răng, ngón tay và ảnh hưởng đến tự tin của trẻ.
Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?

Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?

Thức uống ngọt ngào, bắt mắt này tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu lạm dụng: từ tăng cân, tiểu đường, gan nhiễm mỡ đến rối loạn giấc ngủ, suy thận.
Tác hại tiềm ẩn của bơi lội

Tác hại tiềm ẩn của bơi lội

Bơi lội giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng và tinh thần, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ nếu tập sai cách. Hiểu rõ lợi – hại và lưu ý cần thiết sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn môn thể thao này.
Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Ít ai biết rằng bộ khung xương dẻo dai của chúng ta có thể bị bào mòn chỉ vì những thói quen nhỏ như uống soda, thiếu ngủ hay ở trong nhà cả ngày
Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Sau một đêm dài, cơ thể cần bổ sung nước để tỉnh táo và khởi động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại nước nếu uống ngay lúc bụng đói lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động