4 hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn Thực phẩm an toàn: Giảm mạnh tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng” Thực phẩm lành, xu hướng lựa chọn thông minh cho người nội trợ |
Chúng ta thường xuyên phải xử lý thực phẩm hết hạn sử dụng. |
Không nhất thiết phải theo khuyến cáo
Các nhà nghiên cứu từ Sở Khoa học và Công nghệ thực phẩm NUS (Singapore) cho biết, thời hạn sử dụng thực phẩm không giống nhau - một số cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm, trong khi một số khác không nhất thiết phải như vậy.
Theo các chuyên gia, không phải lúc nào bạn cũng cần phải vứt bỏ thực phẩm sau khi nó hết hạn sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách, chúng ta vừa có thể tránh được một nửa lượng rác thải thực phẩm gia đình, vừa tiết kiệm tiền bạc. Có nhiều cách để phân biệt một sản phẩm quá hạn sử dụng nhưng có thể dùng thay vì vứt bỏ theo mặc định.
Chúng ta thường bắt gặp hạn sử dụng của sản phẩm được in trên bao bì. |
Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên hành tinh của chúng ta, bao gồm cả trong thức ăn. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ vi sinh vật trong thực phẩm có thể gây bệnh cho con người; chúng được coi là mầm bệnh.
Khi mầm bệnh làm ô nhiễm thực phẩm qua công đoạn như nước tưới vào thực phẩm hoặc môi trường chế biến thực phẩm, chúng thường không tạo ra bất kỳ thay đổi rõ ràng nào trên thực phẩm bao gồm mùi vị, màu sắc, hình thức. Mặc dù tác nhân gây bệnh có liều lượng lây nhiễm rất thấp nhưng vẫn có thể gây bệnh cho con người. Càng tiêu thụ nhiều mầm bệnh, càng dễ nhiễm bệnh hơn.
Những thực phẩm nên theo khuyến cáo
Các loại thực phẩm dễ hỏng như sữa, phô mai và thịt là những thực phẩm dễ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của vi sinh vật vì chúng chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng. Tác nhân gây bệnh có thể đạt đến mức cao hơn nhiều khi chúng gần hết hạn sử dụng. Vì thế, những loại thực phẩm này cần xác định hạn sử dụng, cách tốt nhất là tuân theo dòng khuyến cáo.
Thực phẩm dễ hỏng cũng không thích hợp để tiêu thụ ngay cả sau chúng ta khi nấu chín hoặc hâm lại trong lò vi sóng, vì có thể các chất độc cùng với nhiệt sẽ không bị bất hoạt mà sau đó gây bệnh cho bạn.
Nếu sản phẩm đến ngày "hết hạn sử dụng" mà về hình dáng, màu sắc không thay đổi thì có thể nhanh chóng tiêu thụ thay vì vứt bỏ. |
Ngày hết hạn không phải là "ngày kết thúc"
Ngược lại với các sản phẩm mà vi sinh vật dễ tấn công, các sản phẩm được đóng gói và có độ ẩm thấp như ngũ cốc và bánh quy dường như không là "môi trường lý tưởng để hỗ trợ sự phát triển" của các vi sinh vật. Đối với những thực phẩm này, chất lượng sản phẩm như bị mất mùi thơm hay thay đổi mùi vị, kết cấu là yếu tố hàng đầu nên được cân nhắc khi xác định hạn sử dụng.
Mặc dù không có thực phẩm nào là an toàn 100% để ăn, nhưng nguy cơ ăn những thực phẩm này sau khi hết hạn sử dụng (ngắn ngày) không cao hơn đáng kể so với ăn trước đó. Chẳng hạn, một gói ngũ cốc ăn sáng quá hạn sử dụng một tuần vẫn có thể dùng được, miễn là bạn thấy ngon như trước đây.
Các thực phẩm tươi sống nên được bảo quản trong tủ lạnh. |
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, cách bảo quản thực phẩm cũng quan trọng ở việc chúng có an toàn khi ăn hay không.
Ví dụ, bạn mua một gói ức gà nhưng quên để vào tủ lạnh. Ngày hôm sau, gà có mùi và nhầy nhụa thì sẽ không thể ăn, ngay cả khi còn date (thời hạn sử dụng) một hoặc hai ngày nữa.
Tương tự, một chai bia nếu có nắp lỏng, khiến bia bị ôi và chua thì không thể uống được cho dù trên chai có dòng khuyến cáo sử dụng “tốt nhất trước ngày” hoặc date còn vài tháng.
Có thể ăn những thực phẩm đã hết hạn sử dụng không?
Các chuyên gia không khẳng định là nên hoặc không nên 100%. Theo họ, chúng ta nên tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất vì hạn sử dụng là điều kiện bảo quản tối ưu. Điều này đặc biệt nên được áp dụng cho các loại thực phẩm dễ hỏng như: các sản phẩm từ sữa, thịt tươi, hải sản và thực phẩm nấu chín hoặc đóng gói dùng để tiêu thụ ngay lập tức...
Thực phẩm ít hỏng hơn với khuyến cáo nên sử dụng “tốt nhất trước ngày...” là những sản phẩm có nhiều cơ hội để giảm lãng phí nhất. Nếu sản phẩm đến ngày "hết hạn sử dụng" mà về hình dáng, màu sắc không thay đổi thì có thể nhanh chóng tiêu thụ thay vì vứt bỏ. Những loại này thường là mì ống khô, gạo, bánh quy, ngũ cốc, trái cây sấy khô được bảo quản./.