Người dân các tỉnh ĐBSCL phát triển kinh tế nhờ giống sung “ngoại”
Nhiều sách ghi chép lại, Cây sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm. Cây sung Mỹ có lá to bằng bàn tay, trồng khoảng nửa năm thì kết trái và mất khoảng một tháng để trái chín. Cây này được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải, nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều năm trở lại đây, ở Việt Nam, nhiều người dân ĐBSCL đã đưa giống cây sung “ngoại” này về trồng. Đặc biệt, ở trang trại của anh Nguyễn Hồng Đăng Khoa (xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) có hơn 3.000 gốc sung Mỹ đang vào mùa thu hoạch.
Anh Khoa chia sẻ với mọi người về câu chuyện gắn bó với cây sung Mỹ. Sau một thời gian nghiên cứu, anh trồng thành công giống sung Mỹ. Hiện, trang trại của anh có quy mô 3 ha với 3.000 gốc sung. Một thời gian sau anh nhận thấy loài cây này vốn ưa nóng và hợp với nơi có độ ẩm thấp, dưới 50% nên thiết kế nhà màn đáp ứng đủ điều kiện đó. Cây được nhân giống bằng cách chiết cành trong vòng một tháng thì đem trồng.
Khi tới mùa hái công nhân phải dùng kéo và mang bao tay để tránh nhựa dính vào. Khi trái sung Mỹ chín có màu hồng đậm, mỗi cành cho trung bình 200-300 quả một mùa. Vì loại cây này ra trái quanh năm nên ngày nào cũng có trái chín để hái
Nếu sung trong nước có kích thước nhỏ thì giống sung Mỹ trái to, thậm chí có quả bằng nắm tay, nặng tới 200 gram. Trái chín để được hai ngày trong điều kiện thường và một tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh đúng cách.
Ngoài thị trường, một phần sung Mỹ được để giá sỉ cho các cửa hàng, phần còn lại chủ trang trại bán với giá 400.000 đồng/ký cho những người mua lẻ. Mỗi ký khoảng chục trái sung.
Không chỉ có trang trại của anh Khoa, trang trại của ông Nguyễn Hữu Thành (ấp Khánh Đức, xã Khánh Hòa, Châu Phú) cũng đã trồng thử nghiệm cây sung mỹ, hiện đang thu hoạch, bước đầu hiệu quả kinh tế khả quan.
Từ đất trồng lúa kém hiệu quả, tháng 8-2019, ông Nguyễn Hữu Thành đã cải tạo 16 công đất để lập vườn trồng cây nhãn. Thông thường, cây nhãn trồng khoảng hơn 2 năm mới bắt đầu thu hoạch trái, do đó, trong thời gian chờ cây nhãn phát triển, ông Thành mua thêm cây giống sung mỹ trồng xen tại vườn nhãn, nhằm “lấy ngắn nuôi dài”, ổn định kinh tế gia đình.
Mặc dù chưa có kinh nghiệm trong việc canh tác cây sung mỹ nhưng nhờ loại cây này dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản, ít sâu bệnh nên dựa vào những kiến thức bản thân tìm hiểu được, ông Thành không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc.
Theo ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hòa chia sẻ về mô hình trồng sung Mỹ trên địa bàn sau khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do huyện đề ra, UBND xã Khánh Hòa đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi từ những mô hình sản xuất kém hiệu quả sang những mô hình mới, hiệu quả kinh tế cao hơn, mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Mô hình trồng cây sung mỹ được thực hiện đầu tiên tại ấp Khánh Đức và những kết quả bước đầu mang lại tương đối khả quan. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất và sẵn sàng làm cầu nối hỗ trợ nông dân trong việc tìm nguồn cây giống, kỹ thuật canh tác…”.
Nguyễn Tuệ