Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới |
Sầu riêng được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây”. Mặc dù hương vị của sầu riêng khá nặng và nồng, nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.
Sầu riêng thường có kích thước lớn, vỏ ngoài cứng và có nhiều gai nhọn bao phủ quanh vỏ. Sầu riêng có nhiều giống khác nhau, phổ biến nhất là Durio zibethinus.
Quả có thể dài tới 30cm và rộng khoảng 15cm, trọng lượng từ 1-3 kg. Phần thịt sầu riêng có màu vàng nhạt hoặc đỏ. Mùi vị của loại quả này có thể mang lại những phản ứng khác nhau ở mỗi người, từ “khó chịu” cho tới “nghiện”.
Sầu riêng được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Thành phần của vỏ sầu riêng
Vỏ sầu riêng có hai thành phần chính là xenlulozơ (chiếm 80%) và lignin (chiếm 20%). Hai thành phần này đều là chất xơ không hòa tan.
Xenlulozơ là một chất nhuận tràng tự nhiên, thường có trong ngũ cốc nguyên cám, có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ viêm ruột thừa, phòng ngừa táo bón.
Lignin là chất có trong 1 số loại rau và hạt, tốt cho hệ miễn dịch và tim mạch.
Công dụng của vỏ sầu riêng đối với sức khỏe
Điều trị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu
Vỏ sầu riêng khô được sử dụng trong bài thuốc dân gian điều trị tiêu chảy, khó tiêu. Bạn chỉ cần rửa sạch vỏ sầu riêng, thái thành từng lát nhỏ rồi mang đi phơi khô, sắc với nước uống.
Nếu bị tiêu chảy nặng, bạn cho thêm vỏ măng cụt vào nấu, dùng 2 lần mỗi ngày đến khi lành bệnh.
Bổ thận
Vỏ sầu riêng thái nhỏ, phơi khô khi được nấu cùng các vị thuốc hà thủ ô, vỏ quýt, cốt toái bổ, tang ký sinh, đậu đen (mỗi loại 12g) sẽ có tác dụng bổ thận. Mỗi ngày uống 1 thang như trên sẽ giúp trị thận hư, loại bỏ độc tố, tăng cường tuần hoàn máu.
Trị kinh nguyệt không đều, rong kinh
Bạn có thể áp dụng bài thuốc Đông y sau để điều trị tình trạng rong kinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Nấu các vị thuốc sau thành nước để uống: 8g ngải cứu, 12g cỏ mực tươi, 12g rau má, 8g trắc bá diệp, 4g cam thảo nướng, 4g củ sả, 3 hoa sen, 12g vỏ sầu riêng thái nhỏ, phơi khô.
Cách tái chế vỏ sầu riêng thành nhiều món ngon
Vỏ sầu riêng chiên giòn
Nguyên liệu
Vỏ sầu riêng
Bột chiên giòn
Bột mì
Bột bắp
Muối
Cách làm
Chặt vỏ sầu riêng thành từng múi, bỏ phần xơ ở giữa, gọt bỏ phần gai nhọn bên ngoài, chỉ giữ lại phần cùi. Cắt vỏ thành từng miếng.
Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho 1 ít muối, trụng vỏ sầu riêng trong 2 – 3 phút, vớt ra, để ráo.
Cho bột chiên giòn, bột mì, bột bắp theo tỷ lệ 5 : 2 : 1 vào chén.
Rót thêm nước, cho 1 ít muối vào bột, trộn đều để được 1 hỗn hợp sệt vừa phải.
Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng.
Nhúng từng miếng vỏ sầu riêng vào bột rồi chiên với lửa vừa.
Lật các mặt cho chín và vàng đều thì vớt ra, để ráo dầu là có thể thưởng thức kèm tương ớt.
Canh vỏ sầu riêng hầm xương
Nguyên liệu
Vỏ sầu riêng: 150g
Xương heo: 300g
Gừng cắt lát, đập dập: 10g
Táo đen: 10g
Hạt nêm: 1 muỗng canh
Hành lá cắt nhỏ: 1 ít
Cách làm
Bỏ phần gai nhọn bên ngoài vỏ sầu riêng, lấy phần cùi bên trong. Thái thành từng miếng nhỏ.
Rửa sạch xương heo, trụng sơ.
Bắc nồi nước khoảng 300ml.
Khi nước sôi, cho xương heo vào hầm với sầu riêng, gừng, táo đen trong 15 phút thì tắt bếp.
Múc món ăn ra tô, rắc thêm hành lá lên trên là hoàn tất.