Về Thành Nam thưởng thức bánh xíu páo ngon ngất ngây

Không chỉ có đặc sản bánh nhãn, bánh gai, kẹo sìu châu… bánh xíu páo Thành Nam mang sắc màu ẩm thực riêng góp phần tạo nên sự đa dạng cho ẩm thực Nam Định.
Xôi xíu Nam Định - món ngon quê hương khiến những người con xa quê luôn "nhớ thương" Bánh gai - Đặc sản nức tiếng Thành Nam Rủ nhau "ăn sập Nam Định", toàn những đặc sản trứ danh mà giá rẻ bất ngờ
Bánh xíu páo là món ăn nổi danh ở Nam Định được thực khách gần xa yêu thích
Bánh xíu páo là món ăn nổi danh ở Nam Định được thực khách gần xa yêu thích

Đến thành phố Nam Định, không khó để du khách bắt gặp những cửa hàng hay biển hiệu bán bánh xíu páo - một thức quà thơm ngon nức tiếng đã xuất hiện từ lâu, gắn bó với biết bao thế hệ người dân ở xứ Thành Nam.

Xíu páo là loại bánh vốn có nguồn gốc Trung Hoa. Chẳng ai nhớ chính xác món bánh xíu páo đã du nhập vào Nam Định từ khi nào nhưng hàng chục năm qua, nó đã trở thành món ăn mang đậm dấu ấn tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người dân nơi đây.

Ngày nay, xíu páo trở thành đặc sản được thực khách gần xa yêu thích, góp phần tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho nền ẩm thực của tỉnh Nam Định.

Bánh xíu páo có kích thước khá nhỏ, chỉ cỡ 4 đầu ngón tay chụm lại. Thoạt nhìn, loại bánh này có vẻ ngoài giống bánh bao chiên vì lớp vỏ nhiều nếp gấp, màu vàng ruộm rất hấp dẫn. Tuy nhiên, món ăn này đòi hỏi quá trình chuẩn bị nguyên liệu và chế biến kỳ công hơn.

Về Thành Nam thưởng thức bánh xíu páo ngon ngất ngây

Để làm bánh xíu páo, người ta phải sử dụng các thành phần nguyên liệu gồm bột mì, thịt lợn, trứng, mộc nhĩ, nấm hương và một số gia vị đặc trưng khác như húng lìu (hoặc ngũ vị hương), mật ong, dầu hào.

Sự kết hợp của các nguyên liệu trên với chút gia vị bí truyền mà chỉ người làm bánh mới biết đã tạo nên món ăn nổi danh khắp cả nước.

Vỏ bánh gồm 8 lớp, có màu nâu bánh mật nên nhiều người thường nhầm với bánh pía Sóc Trăng. Muốn lớp vỏ bánh được mềm, thơm và mỏng, người ta phải đong đếm tỉ lệ bột mì với nước thật phù hợp rồi nhào nặn thật tỉ mỉ. Tùy từng nơi và từng gia đình lại có công thức pha trộn bột khác nhau.

Công đoạn làm vỏ bánh xíu páo được coi là khâu quyết định sự thành công của mẻ bánh. Người ta trộn đều bột mì với đường, nước, dầu ăn và trứng, sau đó để bột nghỉ 2 tiếng cho hỗn hợp bột có độ đàn hồi, khi nướng bánh mới mềm và thơm. Tiếp tục đem bột ra cán mỏng và gấp thành nhiều lớp chồng lên nhau, đến khi được phần vỏ có 8 lớp.

Về Thành Nam thưởng thức bánh xíu páo ngon ngất ngây

Nhân xíu páo thường được làm từ hai loại thịt lợn, gồm phần thịt nạc vai để làm xá xíu và thịt ba chỉ giúp món bánh có độ béo ngậy và thơm hơn.

Thịt lợn được sơ chế sạch, đem thái hạt lựu rồi ướp với các loại gia vị như dầu hào, ngũ vị hương, tỏi, bột canh, nêm nếm vừa ăn.

Riêng thịt nạc vai dùng để làm xíu được trộn thêm với mộc nhĩ băm nhuyễn, chút hành củ đập dập. Ngoài ra còn có miếng trứng luộc hoặc trứng mặn để nhân bánh thơm ngon, đậm đà hơn.

Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người ta đặt hỗn hợp nhân bánh vào phần vỏ đã cán mỏng nhiều lớp rồi quết thêm một lớp dầu cùng lòng đỏ trứng gà để vỏ bánh được vàng hơn. Bánh xíu páo được nướng chín bằng lò trong khoảng 40 phút, đến khi vỏ vàng ruộm, màu nâu bánh mật là được.

Tuy vẻ ngoài giống bánh bao chiên nhưng xíu páo thành phẩm lại có lớp vỏ giòn rụm bên ngoài, mềm mỏng bên trong và không quá dày hay quá mỏng, hòa quyện với nhân thịt trứng béo ngậy, bùi bùi. Bánh xíu páo thưởng thức nóng hay nguội đều ngon nhưng ăn khi nóng thì bánh mềm và thơm hơn.

Bánh xíu páo có hương vị lạ miệng, kích thước nhỏ vừa ăn và được bán với giá thành bình dân, chỉ 5.000 đồng/chiếc. Đến thành phố Nam Định, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức bánh xíu páo tại nhiều cửa hàng, quán ăn,...

Chị Trương Thùy Anh là thế hệ thứ ba của gia đình làm nghề cho biết: Vỏ bánh xíu páo Nam Định được làm từ nguyên liệu bột mì nhưng phải qua rất nhiều công đoạn với tỷ lệ pha bột và nước đủ độ. Riêng khâu đầu tiên này, mỗi cơ sở sẽ có một công thức pha trộn bột và cách làm khác nhau. Điều quan trọng nhất của bánh là khâu nhào nặn và cán bột. Công đoạn này đòi hỏi người thợ làm bánh phải cực kỳ tỉ mỉ, cẩn thận vì nó sẽ quyết định đến sự thành công của mẻ bánh. Lớp vỏ bánh sẽ được cán thật mỏng đều, từng lượt bột được xếp lên nhau để khi bánh chín, có thể bóc được từng lớp nhỏ. Vỏ bánh không được quá dày hay quá mỏng; khi bóp nhẹ, vỏ phải bong nhẹ chia thành từng lớp.

Về Thành Nam thưởng thức bánh xíu páo ngon ngất ngây

Bên trong vỏ bánh là nhân thịt xíu thơm ngon cùng một miếng trứng luộc hay trứng mặn, hành, mộc nhĩ (tùy từng cơ sở) tạo thành nhân bánh thơm ngon. Thành phẩm đạt tiêu chuẩn của bánh phải có màu vàng ươm, giòn rụm song vẫn đủ độ mềm, bắt mắt.

Thưởng thức bánh ngay lúc vừa ra lò, còn đang nóng hổi, thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm của thịt xíu, vị bùi, béo ngậy của thịt mỡ cùng vị cay cay của hạt tiêu, vị giòn bùi của mộc nhĩ. Bên cạnh mùi vị hấp dẫn, bánh xíu páo cũng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm: tinh bột, protein trong thịt, trứng và đang trở thành món ăn sáng hay món quà ăn vặt hàng ngày khá lý tưởng.

Chiếc bánh xíu páo giản dị, dễ mua nhưng khiến ai cũng phải thích thú ngay từ miếng đầu tiên. Chẳng còn ai nhớ rõ mốc thời gian xuất hiện. Chỉ biết rằng món bánh này đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều người, góp phần làm phong phú nền ẩm thực Nam Định. Hiện tại, ngoài cơ sở Hòa Nhung, trên địa bàn thành phố Nam Định còn các cơ sở sản xuất nổi tiếng khác như: Xíu páo Hạnh Phúc, xíu páo bà Bình... Với giá từ 5 nghìn đến 10 nghìn đồng tùy từng kích cỡ rất phù hợp làm món quà ăn vặt bữa lỡ và trở thành một trong những món ăn đặc sắc gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân Thành Nam.

Do nhu cầu của thực khách, hiện nay, tại Hà Nội, các bạn cũng có thể tìm được bánh xíu páo bất kỳ lúc nào. Bạn có thể tới các quán chuyên bán xíu páo hoặc gọi các cửa hàng bán xíu páo online, có chuyển hàng tận nơi với giá cả khá phải chăng.

Nem nắm Giao Thủy – Món ngon “vang danh tứ xứ” của đất Nam Định Nem nắm Giao Thủy – Món ngon “vang danh tứ xứ” của đất Nam Định
Bánh cuốn Làng Kênh - món ngon Nam Định khiến nhiều người Bánh cuốn Làng Kênh - món ngon Nam Định khiến nhiều người "nghĩ đến đã thèm"
Hồn quê Nam Định trong hương vị bánh rang Cát Thành Hồn quê Nam Định trong hương vị bánh rang Cát Thành
Phạm Giang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả diễn ra từ ngày 13, 14, 15 tháng 2 âm lịch hàng năm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tâm linh của nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá), thu hút nhiều du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái.
Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Kim Lan.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 lần đầu tiên đã đón người đứng đầu Tổ chức cà-phê quốc tế (ICO) đến tham và có bài phát biểu tại Lễ Khai mạc. Đây có thể nói là một dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế cà-phê Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng, tôn vinh bề dày lịch sử và truyền thống địa phương, mà còn là nguồn động lực để các thế hệ tiếp nối. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ niềm tự hào với di sản cha ông, mà còn là cơ hội tổng kết, báo cáo những thành tựu đạt được trong năm qua.
Cà phê vào hội

Cà phê vào hội

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đã chính thức khai mạc vào tối qua (10/3). Đây là sự kiện nhằm tôn vinh những nông dân, các nhà chế biến, kinh doanh, xuất khẩu... cà phê.
Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cuội" sẽ có loạt sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới và các gói ưu đãi với các gói combo hấp dẫn cho du khách khi về trẩy hội Đền Hùng.
Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Lễ hội Kỳ Phúc với tuổi đời hơn 300 năm không chỉ là một nghi lễ tín ngưỡng, mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khẳng định giá trị của truyền thống lịch sử.
Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định đưa tri thức trồng và chế biến cà phê của tỉnh Đắk Lắk vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, ghi nhận giá trị đặc sắc của nền nông nghiệp và văn hóa dân gian vùng cao nguyên.
Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Lễ hội kén rể ở làng Đường Yên mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.
Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào sáng 5/3/2025 (tức ngày 6 tháng Hai năm Ất Tỵ).
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng "tam sao thất bản" hay mất tính nguyên gốc... khiến nhiều người cảm giác đó là một festival du lịch thì. Vậy làm sao để giữ được tính thiêng của lễ hội?
Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có nhiều điểm nhấn mới.
Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Đền Tranh (Hải Dương) được người dân cùng du khách thập phương truyền tụng "cầu gì được nấy”. nhưng ít ai biết được những giá trị mà Lễ hội đền Tranh mang lại trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, nghề làm bún tại làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Trong 2 ngày 15 và 16/2, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường, xã Tiến Xuân năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Không chỉ riêng năm nay mà năm nào cũng xuất hiện tình trạng người dân người dân xếp hàng dài, chen lấn nhau trước giờ diễn ra lễ khai ấn đền Trần. Vậy lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng” bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Trong văn hóa Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Vậy mâm cỗ cúng trong ngày này, phải chuẩn bị những gì để "kích hoạt" tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ?
Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Từ rất xa xưa người Việt thường có phong tục đi chùa lễ Phật với mục đích lễ chùa cầu an cho bản thân gia đình. Khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng thì nên nhớ kỹ những điều tuyệt đối không được cầu khi đi lễ chùa kẻo phạm phải cấm kỵ.
Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, có 4 việc cần làm trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2025 mà gia chủ nên lưu ý để cầu nguyện sức khỏe, bình an, hạnh phúc, sung túc, kinh doanh buôn bán nhiều may mắn…
Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Lễ tình nhân 14/2 ngày càng được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ở một số quốc gia, các cặp tình nhân có thể bị bắt giữ, bị cắt tóc hoặc bôi đen nếu như bị phát hiện đang kỷ niệm Valentine, chuyện tưởng như đùa này nhưng lại hoàn toàn có thật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động