Cô gái miền Tây khởi nghiệp từ mật hoa dừa Mật hoa dừa: Bí quyết sống khoẻ cho người bệnh tiểu đường Leo thang cao 30m để lấy loại mật này, đem nấu lên thành đặc sản không chỉ ngon mà còn rất quý |
Massage hoa dừa để lấy mật là nghề lạ lùng ở Việt Nam, ít người biết tới |
Hoa dừa (người dân còn gọi là lưỡi mèo, loại hoa chưa nở) là phần hoa của cây dừa, có rất nhiều tuyến nước mật trong đó. Phần mật này có thể dùng để có vị ngọt rất đậm đà (có độ đường khoảng 14% trong khi nước dừa tươi có độ đường khoảng 4%), chứa nhiều khoáng chất, vitamin và các dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe con người nên được tiêu thụ rất nhanh và được bày bán trên thị trường như một loại đặc sản.
Tuy nhiên nếu không massage thì tuyến mật sẽ không bị kích thích chảy ra ngoài được, chính vì vậy mà nghề “massage hoa dừa” ra đời. Kỹ thuật mấu chốt nhất của ngành này đó là biết massage hoa dừa đúng cách. Người thợ phải chọn đúng lứa tuổi của hoa để thu mật vì nếu hoa quá non hoặc quá già sẽ không cho ra lượng mật như mong muốn. Hàng ngày, người lao động sẽ leo lên cây dừa hai lần để tổ chức massage và cắt mặt mới để thu mật.
Cụ thể, người thợ sẽ lựa cây dừa xiêm lùn khoảng 4 năm tuổi để lấy mật hoa. Hoa lấy mật phải là những bông to nhất, vừa mọc được 4-5 tuần. Đầu hoa được cắt bỏ đi, chỗ vết thương sẽ bọc lại bằng túi nilon, dùng ghim bấm xung quanh. Túi nilon vừa để chứa mật, vừa có tác dụng ngăn côn trùng, nước, vi sinh vật ảnh hưởng đến chất lượng mật.
Sau khoảng 3 ngày cắt và liên tục "massage" để làm vỡ các mô mạch, mật hoa bắt đầu tiết ra từ vết cắt. Đây là một kỹ thuật, một công đoạn bắt buộc phải thực hiện đối với nghề này, đòi hỏi phải có nghệ thuật, điều chỉnh tay cho phù hợp. Bình quân, một hoa dừa cho khoảng nửa lít mật mỗi ngày và có thể khai thác liên tục trong khoảng một tháng. Như vậy, mỗi cây hoa dừa sẽ cho sản lượng 25 lít. Mật sẽ được đổ vào máy có bồn chứa làm nóng ở nhiệt độ 65-70 độ C, rồi dẫn dung dịch qua bồn làm lạnh khoảng 5 giây để tiệt trùng, sau đó đóng chai.
Thực tế nghề lấy mật hoa dừa đã phổ biến tại một số nước nhiều năm qua. Tuy nhiên, các nước bạn như Philippines, Indonesia vốn có diện tích dừa lớn, trồng nhiều như rừng, không quan tâm đến năng suất nhiều, nên việc lấy mật hoa rất bình thường. Tuy nhiên ở Việt Nam, công việc này còn khá mới mẻ và có rất ít người làm.
Ông Nguyễn Văn Chiến đang dùng thanh gỗ "massage" hoa dừa |
Tô Chí Hải (30 tuổi) ở huyện Châu Thành, Bến Tre là dân xứ dừa chính gốc, từ nhỏ những món quà bánh, nước giải khát, nước màu kho cá từ mật hoa dừa của bà ngoại đã gắn liền với tuổi thơ của anh.
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, về dạy trường tiểu học gần nhà được 5 năm, Hải muốn kinh doanh thêm để tăng thu nhập, và cây dừa là lựa chọn số một. Do những năm gần đây nghề trồng dừa lấy trái cho thu nhập bấp bênh, anh tham khảo tài liệu, các mô hình nhiều nơi và nhận thấy mật hoa dừa là sản phẩm còn khá mới mẻ, có thể là cơ hội cho mình. Vậy là, từ những cây dừa "cụ kỵ" cao cả chục mét quanh vườn, Hải tranh thủ lúc rạng sáng và chiều tối sau giờ dạy, chế dụng cụ trèo lên để thí nghiệm lấy mật hoa.
"Có bữa 4h sáng mình đã ở trên ngọn dừa, có bữa khác ham làm quá nên 8h tối vẫn còn ở trên ngọn cây. Hàng xóm thấy tối ngày cứ leo trèo gõ lộp cộp um xùm, tưởng mình bị khùng nên họ chửi", thầy giáo tươi cười nhớ lại.
Ban đầu, do anh chưa có kinh nghiệm nên mật lấy xuống để lâu quá, đa phần bị hư hỏng hết. Ngoài ra, anh áp dụng quy trình lên men, khi giao hàng, nhiều người uống thấy có vị chua, tưởng mua nhầm mật bị hỏng nên gọi điện "mắng vốn".
Từ đó, Hải tiếp tục đi nhiều nơi học hỏi, dự nhiều lớp tập huấn của tỉnh, một số trường đại học, và nhận thấy cần phải đầu tư máy móc xử lý để sản phẩm bảo quản lâu hơn. Anh đặt hàng một hệ thống máy thanh trùng, sốc nhiệt hơn 50 triệu đồng, có công suất xử lý khoảng 200 lít mật mỗi ngày. Căn phòng sau nhà được trưng dụng làm xưởng chế biến. Người chị ruột cùng 5 hàng xóm cũng trở thành nhân công thu hoạch mật và chế biến, đóng chai khi có đơn hàng lớn.
Rút kinh nghiệm từ những cây dừa lão leo trèo khó khăn, về sau Hải chọn những cây dừa xiêm lùn khoảng 4 năm tuổi để lấy mật hoa. Hoa lấy mật phải là những bông to nhất, vừa mọc được 4-5 tuần. Đầu hoa được cắt bỏ đi, chỗ vết thương sẽ bọc lại bằng túi nylon, dùng ghim bấm xung quanh. Túi nylon vừa để chứa mật, vừa có tác dụng ngăn côn trùng, nước, vi sinh vật ảnh hưởng đến chất lượng mật.
Sau khoảng 3 ngày cắt và liên tục "massage" để làm vỡ các mô mạch, mật hoa bắt đầu tiết ra từ vết cắt. Bình quân, một hoa dừa cho khoảng nửa lít mật mỗi ngày và có thể khai thác liên tục trong khoảng một tháng.
Mật sẽ được đổ vào máy có bồn chứa làm nóng ở nhiệt độ 65-70 độ C, rồi dẫn dung dịch qua bồn làm lạnh khoảng 5 giây để tiệt trùng, sau đó đóng chai. Hai năm trước, sản phẩm mật hoa dừa của Hải xuất hiện trên thị trường. Hiện xưởng của thầy giáo cung cấp hai sản phẩm chính, gồm nước giải khát với thời gian sử dụng 14 ngày và mật hoa cô đặc có thể sử dụng trong 6 tháng.
Xưởng chế biến mật hoa của Hải không chỉ tạo việc làm cho số ít người địa phương, mà còn mở ra một hướng đi mới cho người trồng dừa quanh vùng. Có 4 công vườn với 20 gốc dừa xiêm lùn, thay vì hái trái bán cho thương lái, mấy tháng nay ông Nguyễn Văn Chiến, 58 tuổi, chuyển sang khai thác mật hoa.
Sau một ngày, mỗi hoa sẽ tiết khoảng nửa lít mật, được bảo quản bằng túi nylon chống côn trùng |
Theo ông Chiến, một buồng dừa lấy trái nếu suôn sẻ cho thu nhập khoảng 40.000 đồng. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng từ đợt hạn mặn năm trước, cây dừa bị mất sức, cho trái èo uột. Nhiều nhà vườn bị thương lái ép giá, bán rẻ như cho, có nơi họ không mua, nhà vườn phải chặt dừa lấy nước làm nước màu. Từ lúc có xưởng chế biến mật hoa của Hải, nhà vườn lấy mật bán cho xưởng với giá 20.000 đồng một lít, hoặc cho thuê vườn dừa lấy mật với giá 70.000 đồng mỗi hoa.
"Ngoài thu nhập tăng gần gấp đôi, trồng dừa lấy mật hoa cũng không cần phải chăm sóc nhiều hay dùng thuốc hóa học, tiết kiệm thêm chi phí", ông Chiến nói. Nông dân này cũng cho hay, diện tích vườn đang trồng cây bưởi còn lại, sắp tới ông cũng sẽ chuyển sang trồng dừa lấy mật hoa.
Ngoài ông Chiến, 5 nhà vườn khác cũng đã liên kết với Hải, chuyển sang trồng dừa lấy mật với diện tích khoảng 6 ha. Hiện do còn khá mới trên thị trường, nên sản phẩm của thầy giáo chủ yếu bán tại các điểm du lịch, nhà hàng ở Bến Tre.
Cô gái miền Tây khởi nghiệp từ mật hoa dừa |
Mật hoa dừa: Bí quyết sống khoẻ cho người bệnh tiểu đường |
Leo thang cao 30m để lấy loại mật này, đem nấu lên thành đặc sản không chỉ ngon mà còn rất quý |