Cây nhân trần - Dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh Thảo dược thanh nhiệt cho người bị mỡ gan, mỡ máu |
Cây nhân trần |
Nhân trần hay còn gọi là hoắc hương núi, là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,5 đến 1 mét, mọc chủ yếu ở các vùng đồi núi như Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Nhân trần có vị cay, đắng, tính hàn. Theo Đông Y, nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, thái hoàng. Theo nghiên cứu khoa học, nhân trần còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe.
Những lợi ích của nhân trần đối với sức khoẻ
Nhân trần là một dược liệu Đông Y được sử dụng lâu đời với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu và xác thực trong việc điều trị một số bệnh lý về gan mật. Dưới đây là một số lợi ích cho sức khỏe mà nhân trần mang lại:
Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp
Viêm gan cấp là bệnh do virus gây ra, bệnh này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan với các biểu hiện như vàng da, đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu. Trên xét nghiệm sẽ xuất hiện các tình trạng tăng bilirubin máu, tăng men gan,...
Một số nghiên cứu cho thấy các chỉ số men gan, bilirubin trở về ngưỡng bình thường sau khi sử dụng nhân trần trong đợt cấp viêm gan virus. Đồng thời, các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, đau vùng gan, chán ăn cũng được cải thiện rõ rệt. Từ đó có thể thấy, nhân trần có khả năng tăng cường chức năng thải độc gan, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính.
Hạ lipid máu
Ngoài có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan cấp, nhân trần còn có khả năng hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, hạ mỡ máu, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
Lợi mật, hỗ trợ điều trị viêm túi mật
Nhân trần có tác dụng trong việc giúp tăng tiết mật, lợi mật và giảm trương lực cơ vòng Oddi, từ đó giúp việc bài tiết mật trở nên thuận lợi hơn, ngăn ngừa tình trạng tắc mật và những dấu hiệu bất thường.
Ức chế một số loại vi khuẩn
Uống nước nhân trần còn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như vi khuẩn lao, thương hàn, trực khuẩn bạch cầu, phó thương hàn A, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lị, não mô cầu, tụ cầu vàng, virus cúm,... giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó còn ức chế sự phát triển của ung thư, hạ huyết áp, loét miệng, mụn nhọt, nấm da, mẩn ngứa,...
Lưu ý khi sử dụng nhân trần
Dù là một loại thảo dược lành tính đến từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách, sai liều lượng có thể để lại hậu quả khôn lường. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng nhân trần:
Không nên sử dụng nhân trần cùng với cam thảo, nhân trần có tính đào thải nước còn cam thảo lại có tính giữ nước. Khi pha chung 2 thảo dược này với nhau có thể gây xung khắc, giảm hiệu quả thuốc và có thể gây tác dụng phụ.
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng nhân trần khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Phụ nữ sau sinh nếu sử dụng nhân trần không đúng liều lượng có thể làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, làm mất sữa mẹ.
Không nên sử dụng nhân trần hàng ngày để tránh tình trạng mất nước và mất chất cân bằng điện giải dẫn đến mệt mỏi.
Siêu thực vật chứa lượng canxi khủng chống còi xương trẻ em, chống say nắng cực tốt trong mùa hè |
Bài thuốc dân gian giúp đôi mắt sáng khỏe |
Tác dụng hữu ích của cây lẻ bạn |