Cây sâm Báo |
Sâm Báo là sản vật năm xưa dùng để dâng vua, tiến chúa và được mệnh danh là "Đại Việt đệ nhất danh sâm". Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nay cây sâm Báo lại được người người nhắc đến, săn tìm vì những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Trước đây, loại sâm này mọc nhiều ở núi Báo (nên được gọi sâm Báo), là đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh. Từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã nhận xét sâm Báo là: “Đại Việt đệ nhất danh sâm”.
Sách “Thanh Hóa tỉnh,Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo viết: “Nước Nam có nhiều sâm, chỉ có sâm đất Biện Thượng (còn gọi là Bồng Thượng) công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân sâm ở núi Báo nhiều hiệu nghiệm kỳ lạ”. Từ những năm 1400, thời vua Hồ, chúa Trịnh, loại dược liệu quý, sâm Báo được dùng để dâng vua, tiến chúa.
Nhận thấy sâm Báo có tiềm năng phát triển thành nguồn dược liệu quý, mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành nông nghiệp, y dược và là đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh, huyện Vĩnh Lộc đã vận động người dân trồng loại cây này để nâng cao thu nhập, đồng thời hỗ trợ người dân chuyển giao khoa học kĩ thuật mới trong sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nhờ đó, nhiều hộ dân trồng loại cây này có thu nhập cao từ 60-300 triệu, có hộ thu nhập từ 600-700 triệu đồng/năm, sản phẩm củ sâm bán với giá dao động từ 500-1,2 triệu đồng/kg, sản phẩm được bán ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng…
Một cánh đồng sâm báo ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa |
Bà Hoàng Thị Thoa ở xóm Đoài, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) cho hay trước kia gia đình bà trồng mía, lúa nhưng không hiệu quả, cuộc sống luôn khó khăn. Vì vậy, trong 2 năm qua, bà Thoa đã chuyển đổi sang trồng cây sâm Báo để kiếm thêm thu nhập. Theo bà, đây là loại cây trồng khó, phải chăm sóc, bón phân và tỉa cành cẩn thận, đúng thời điểm cây với phát triển được, thông thường cây được trồng vào tháng 2-4 và thu hoạch từ tháng 10 hoặc tháng 12 hàng năm.
Hiện nay, gia đình bà Thoa đã trồng được 5 sào cây sâm Báo. Theo bà Thoa, sản phẩm được các tiểu thương và người dân trong và ngoài tỉnh đến mua với giá từ 800.000-1,2 triệu đồng/kg, thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm.
Ông Hoàng Đạt Thành, xã Vĩnh Hùng, ngày trước, gia đình ông thường trồng cây sâm Báo trên núi. Đến năm 2019, sau khi được chính quyền địa phương tư vấn, hỗ trợ chuyển giao khoa học kĩ thuật trong sản xuất, ông quyết định trồng cây sâm Báo trên đất vườn của gia đình.
Nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên cây phát triển tốt, một năm thu hoạch 300kg củ sâm Báo, 70kg hạt sâm Báo, thu nhập hơn 100 triệu/năm.
Gia đình chị Nga đến nay đã trồng bốn vụ sâm trên diện tích 0,5 ha. Năm đầu, gia đình thu được 600 kg củ, bán được 500 triệu đồng, trừ chi phí chị lãi hơn 300 triệu đồng. "Trồng sâm thu nhập cao và ổn định hơn hẳn các loại hoa màu khác", chị Nga chia sẻ.
Những năm đầu, do chưa biết cách chế biến, chị Nga chủ yếu bán củ tươi nên hiệu quả không cao. Gần đây gia đình Nga liên kết với một số hộ khác thành lập hợp tác xã Tây Đô, mua máy móc về chuyên sản xuất sản phẩm trà thảo dược sâm Báo. Sản phẩm của Hợp tác xã Tây Đô được thị trường ưa chuộng và vừa được công nhận sản phẩm OCOP ba sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Anh Đinh Xuân Tá, 31 tuổi, trồng 2,5 ha sâm, dự kiến cuối vụ sẽ cho thu hoạch 4,5-5 tấn củ. "Tôi không chế biến mà bán luôn tại chân ruộng, cứ củ đưa lên bờ là hết veo...", anh Tá nói và cho hay giá bán trên thị trường hiện dao động 150.000-200.000 đồng một kg củ tươi. Anh dự kiến thu gần một tỷ đồng từ nghề trồng sâm.
Theo anh Tá, sâm xuống giống khoảng tháng 2-4 hàng năm và đến tháng 9-12 thì cho thu hoạch. Trồng cây sâm không quá khó song cần chú ý một số công đoạn, đặc biệt là không nhổ cỏ dại mà chỉ phủ nylon và diệt cỏ trước khi làm đất để tránh tác động tới củ sâm khi đang mùa sinh trưởng. Sâm cũng thường bị nấm gây thối cổ rễ mà hiện chưa có thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nên nông dân chủ yếu bón thêm vôi bột và làm rãnh thoát nước kịp thời để cây không bị úng...
Củ sâm Báo trưởng thành thường có ba nhánh như nhiều dòng sâm quý khác. Ảnh: Lê Hoàng |
Sâm Báo là cây thân thảo thường mọc vào đầu xuân. Loài này ưa sáng, thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt nên trồng ở vùng đất đồi thấp. Củ sâm có vị đắng, tính mát, có thể giải nhiệt, được sử dụng làm nước uống, là dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh và là thực phẩm chức năng bổ dưỡng. Sâm Báo giúp trị ho sốt, phổi yếu, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, kém ăn, suy nhược cơ thể...
Sâm Báo có hai loại gồm giống hoa đỏ và hoa vàng. Loại hoa vàng được cho có dược tính tốt hơn nên thường có giá trị cao hơn. Sâm Báo củ tươi (loại hoa vàng) bán thị trường tự do hiện dao động 800.000 đến 1,2 triệu đồng mỗi kg. Theo lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc, thu nhập từ sâm năm nay ước đạt 300-600 triệu đồng một ha tùy sản lượng cao thấp.
Hiện nay, sản phẩm được chế biến từ sâm Báo Vĩnh Lộc gồm nhiều loại như cao sâm, nước uống bổ dưỡng sâm, rượu sâm, siro sâm, mặt nạ sâm... được thị trường ưa chuộng.
Xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao |
Hội chợ sâm Lai Châu nơi lan tỏa giá trị cây tiền tỷ |
Tại sao hạt sâm Ngọc Linh có giá tới 240 triệu đồng/kg |